1. Em phải chuẩn bị trình bày trước lớp một bài nói (hoặc viết) về vấn đề : Làm thế nào để viết tốt một bài văn nghị luận ?
a) Hãy ghi vào sổ tay và đánh dấu X bên cạnh những ý mà em thấy cần thiết phải trình bày trong bài ấy :
- Phải chịu khó tích luỹ những kiến thức đời sống và kiến thức văn học.
- Phải tích cực học tập tiếng Việt để có khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng, trong sáng.
- Phải thường xuyên luyện tập nêu luận điểm.
- Phải tìm đọc những bài văn nghị luận hay để học cách làm văn.
- Phải học thuộc lòng các bài văn mẫu.
- Phải thường xuyên luyện tập để vận dụng lí thuyết vào thực tế.
- Phải luyện tập cách lập luận : giải thích, chứng minh, quy nạp, diễn dịch...
b) Sau đó, sắp xếp các ý cần thiết thành một hệ thống luận điểm hợp lí, gọn gàng, chặt chẽ.
a) Chỉ trừ ý Thái học thuộc lòng các bài văn mẫu, các ý khác đều phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề ; do đó đều có thể đặt và cần đặt dấu X vào bên cạnh.
b) Hệ thống luận điểm của bài văn phải tập trung vào các mặt :
- Tích luỹ kiến thức đời sống và văn học.
- Nắm vững lí thuyết làm văn.
- Thường xuyên luyện tập, thực hành.
2. Cho 2 câu chủ đề dưới đây :
a) Muốn viết tốt một bài văn nghị luận, người làm bài trước hết phải nắm vững lí thuyết làm văn.
b) Tuy nhiên, để làm tốt một bài văn nghị luận, người học sinh còn cần phải thường xuyên luyện tập, thực hành.
Advertisements (Quảng cáo)
- Theo em, đoạn văn có câu chủ đề (b) có thể nằm ngay sau đoạn văn có câu chủ đề (a) được hay không ? Vì sao ?
- Một bạn cho rằng : Từ muốn ở câu (a) hoàn toàn có thể chuyển sang câu (b) để thay cho từ tuy nhiên, và ngược lại, từ tuy nhiên ở câu (b) cũng hoàn toàn có thể chuyển sang câu (a) để thay cho từ muốn. Một bạn khác lại cho rằng : Có thể đổi từ muốn hoặc từ tuy nhiên đó thành từ nhờ hoặc từ vì. Ý kiến của hai bạn ấy có đúng không ? Vì sao ?
- Đoạn văn chứa câu chủ đề (b) có thể nằm ngay sau đoạn văn chứa câu chủ đề (a), khi ta xét thấy hai chủ đề ấy liên quan chặt chẽ với nhau, tiếp nối nhau, không thể tổn tại thiếu nhau. Không có điều kiện nêu tại (a) không thể thực hiện công việc nêu tại (b) ; ngược lại, nếu không hướng tới mục đích nêu tại (a) thì (a) trở nên không cần thiết, không còn ý nghĩa.
- Thử xét xem : nếu thay muốn bằng tuy nhiên (hay ngược lại) thì mối quan hệ giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn đã viết ở bên trên có bị sai lệch, dẫn tới nội dung của bài làm bị sai lệch theo và sự liên kết đoạn bị phá vỡ không. Trường hợp thay muốn hoặc tuy nhiên bằng vì hay nhờ cũng cần được xem xét theo cách thức tương tự như thế.
3. Những nội dung sau đây có thể và cần dùng làm luận cứ cho luận điểm nào trong số các luận điểm đã nêu trong bài tập 2 :
Lí luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lí luận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyến lí luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách.
Lí luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề học tập, NXB Sự thật)
Những ý kiến sâu sắc và lí thú của Bác Hồ có thể và cần dùng làm luận cứ cho luận điểm : "Để làm tốt một bài văn nghị luận, người học sinh còn cần phải thường xuyên luyện tập, thực hành”.
4. Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng trên dưới 10 câu) để trình bày một trong các luận điểm đã nêu trong bài tập 1.
Học sinh tự viết.
5. Hai bạn tranh luận với nhau về phần văn bản của M. Go-rơ-ki được dẫn ở phần Đọc thêm của bài Luyện tập xâỵ dựng và trình bày luận điểm (tr. 84 - 85, SGK). Một bạn cho rằng luận điểm của phần văn bản ây hiện ra ngay từ câu văn đầu tiên. Còn bạn kia lại cho rằng, phải nói luận điểm đó đã được tác giả đúc kết trong câu văn cuối cùng mới đúng.
Em tán thành ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Hãy xét xem : Các câu văn trong phần văn bản của M. Go-rơ-ki đều tập trung làm rõ nhận định nào :
a) Sách làm cho tôi : “gắn bó với thế giới, cuộc đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi”.
b) Hay nhận định : Sách giúp tôi "tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.”
Chú ý : Cần quan tâm đến những câu như : "Tôi thấy rằng có những con người sống khổ cực hơn, khó khăn hơn tôi, điều đó an ủi tôi phần nào”..