Một hộp chứa 7 tấm thẻ màu đỏ và một số tấm thẻ màu vàng có cùng kích thước và khối lượng. Hạ lấy ra ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ hộp, xem màu rồi trả lại hộp. Hạ lặp lại thử nghiệm đó 120 lần và thấy có 40 lần lấy được tấm thẻ màu đỏ. Hỏi trong hộp có khoảng bao nhiêu tấm thẻ màu vàng?
Sử dụng kiến thức về xác suất thực nghiệm của biến cố: Gọi P(A) là xác suất xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử. Gọi m(A) là số lần xuất hiện biến cố A khi thực hiện một phép thử đó m lần. Xác suất thực nghiệm của biến cố A là tỉ số \(\frac{{m\left( A \right)}}{m}\).
Khi m càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố A càng gần P(A).
Advertisements (Quảng cáo)
Xác suất của biến cố rút được 1 tấm thẻ màu đỏ là: \(\frac{{40}}{{120}} = \frac{1}{3}\)
Gọi n là số tấm thẻ màu vàng có trong hộp.
Tổng số tấm thẻ có trong hộp là \(7 + n\)
Vì các tấm thẻ cùng kích thước và khối lượng nên chúng có cùng khả năng được chọn. Vì vậy, xác suất lí thuyết của biến cố “lấy được 1 tấm thẻ màu đỏ” là: \(\frac{7}{{7 + n}}\).
Vì số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm và xác suất lí thuyết của biến cố “lấy được 1 tấm thẻ màu đỏ” là gần bằng nhau. Do đó, \(\frac{7}{{7 + n}} \approx \frac{1}{3}\), \(7 + n \approx 21\), \(n \approx 14\)
Vậy trong hộp có khoảng 14 tấm thẻ màu vàng.