Câu 1
Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.
Sử dụng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để đưa ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực.
*Một số nét tính cách tích cực như: thân thiện, hoạt bát.
- Tính cách thân thiện: Thể hiện sự cởi mở; Chủ động tích cực tham gia và hòa nhập với mọi người.
- Tính cách hoạt bát: Năng động tích cực trong các sự kiện của nhà trường; Tích cực giao lưa với bạn bè và thầy cô.
*Một số nét tính cách chưa tích cực như: vô tâm, thiếu kỉ luật.
- Tính cách vô tâm: Thường thờ ơ trước các hoạt động của tập thể; Sống ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự tư, tự lợi, sùng bái.
- Tính cách thiếu kỉ luật: Trong giờ học ăn quà vặt, làm việc riêng; Kiểm tra quay cóp, chép tài liệu; Không tham gia các hoạt động tập thể do trường lớp đưa ra.
Câu 2
Chia sẻ một số nét tính cách của người bạn mà em yêu thích.
HS chia sẻ về người bạn mà mình yêu quý và những nét tính cách của bạn ấy.
- Một số nét tính cách tiêu biểu như: thẳng thắn; nhiệt tình; dịu dàng; rộng lượng; thân thiện; tốt bụng.
- Chia sẻ ảnh hưởng của những tính cách đó đến học tập và cuộc sống của mình, như: Tích cực cùng nhau học tập, hoạt động thể thao; Cùng nhau chia sẻ những câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho nhau;…
Câu 3
Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân.
Sử dụng những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống để đưa ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực.
- Một số nét tính cách tích cực của bản thân: hoạt bát; vui vẻ; chăm chỉ; vị tha.
- Một số nét tính cách chưa tích cực của bản thân: thờ ơ; thiếu kỉ luật; dễ cáu giận.
Câu 4
Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác.
- Bước 1: Gọi tên những nét tính cách của bản thân
- Bước 2: Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác
- Một số nét tính cách của bản thân: chu đáo; cẩn thận; thiếu ý chí.
- Ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác:
+ Chu đáo với mợi người mang lại cho em sự yêu thương và những tình bạn tốt đẹp.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Tính cẩn thận giúp em luôn thực hiện công việc chỉn chu và được thầy, cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ.
+ Việc thiếu ý chí đã cản trở em hoàn thành công việc có tính thử thách.
Câu 5
Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân.
Làm theo các bước sau
- Bước 1: Gọi tên tính cách mà em muốn khắc phục
- Bước 2: Xác định những biểu hiện cơ bản của tính cách đó
- Bước 3: Xác định cách có thể khắc phục những biểu hiện ấy
- Bước 4: Tự ghi nhận cho sự cố gắng của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra
Cách khắc phục |
Ví dụ |
Gọi tên tính cách mà em muốn khắc phục |
Thờ ơ |
Xác định những biểu hiện cơ bản của tính cách đó |
- Sống ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, tự tư, tự lợi, sùng bái” “cái tôi”. - Luôn kèn cựa, đố kỵ; tranh công, đỗ lỗi. |
Xác định cách có thể khắc phục những biểu hiện ấy |
- Đưa ra lời hứa và quyết tâm tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động trường, lớp. - Nếu có khó khăn thì không nản chí mà luôn quan tâm đến bản thân và tập thể, chủ động tìm sự hỗ trợ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. |
Tự ghi nhận cho sự cố gắng của bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra |
- Lập cuốn sổ để ghi lại những hành động tốt trong một ngày của em đối với mọi người xung quanh. - Tự thưởng cho bản thân sau mỗi cố gắng của bản thân. |
Câu 6
Chia sẻ kết quả khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
HS chia sẻ kết quả bản thân đạt được sau quá trình khắc phục nét tính cách chưa tích cực.
Một số kết quả có thể đạt được khi khắc phục nét tính cách chưa tích cực như:
- Luôn vui vẻ, hòa động, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
- Kết quả học tập tiến bộ hơn.
- Rèn luyện được ý thức trách nhiệm, kỉ luật trong học tập và công việc.