Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống.
- Tình huống 1: Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống.
- Tình huống 2: K và T là bạn thân với nhau từ nhỏ. K rất bức xúc khi nghe thông tin T đã nói không đúng về mình với nhóm bạn trong lớp.
- Tình huống 3: M luôn cố gắng học tập nhưng kết quả chưa được cải thiện. M cảm thấy thất vọng với bản thân và nghĩ rằng: “Mình là đứa trẻ kém thông minh nên không thể có kết quả học tập tốt được”.
HS thảo luận nhóm về cảm xúc của nhân vật trong các tình huống và phân vai.
Lời giải chi tiết
*Tình huống 1
Advertisements (Quảng cáo)
- 3 người đóng vai H và bố mẹ của H, diễn lại cảnh bố mẹ mắng và sau đó tự điều chỉnh cảm xúc của mình, hít thở sâu và nói lên cảm nghĩ của mình với bố mẹ.
- Đặc điểm tâm lí: H đã có suy nghĩ chưa đúng về sự quan tâm của bố mẹ khi cho rằng bố mẹ can thiệp sâu vào chuyện riêng của mình và không hiểu mình. Đây cũng là đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, khi bố mẹ thiếu dân chủ một chút là H sẽ thu mình và ít tâm sự.
*Tình huống 2
- Phân vai đóng K và T và vài bạn nữa. Diễn lại cảnh T đã nói không đúng về mình và nhóm bạn trong lớp và cảnh K được nghe về việc đó. Sau đó thực hành điều chỉnh cảm xúc và nói chuyện với T.
- Đặc điểm tâm lí: lứa tuổi này là đánh giá cao tình bạn. Tình bạn thật sự quan trọng đối với lứa tuổi các em, nên khi có vấn đề “nói xấu” thì rất khó chấp nhận và mâu thuẫn có thể nảy sinh, đôi lúc cũng có thể dẫn đến ẩu đả. Chính vì vậy, rất cần tự kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, các em cũng cần tìm hiểu đầy đủ câu chuyện trước khi thể hiện thái độ.
*Tình huống 3
- Đóng vai M để biểu tả cảm xúc của M khhi tự ti về bản thân và điều chỉnh nó thành suy nghĩ tích cực.
- Đặc điểm tâm lí: lứa tuổi vị thành niên của M là thường buồn vui vô cớ; dễ buồn, dễ vui, dễ cáu,… Hãy quan sát bản thân, quyết tâm tránh những cảm xúc tiêu cực kéo dài; hãy ra ngoài và tham gia các hoạt động khác nhau để xây dựng cảm xúc tích cực.