Câu hỏi trang 136 Mở đầu (MĐ)
Cơ thể thực hiện được các hoạt động vận động như đi, chạy, nhảy,… một cách dễ dàng nhờ vào sự phối hợp của các cơ quan nào? Làm thế nào để bảo vệ tốt hệ vận động?
Lý thuyết về hệ vận động
- Cơ thể thực hiện được các hoạt động vận động như đi, chạy, nhảy,… một cách dễ dàng là nhờ sự phối hợp của bộ xương và hệ cơ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Để bảo vệ tốt hệ vận động cần: Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, vừa sức; duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối; vận động đúng tư thế; điều chỉnh cân nặng phù hợp; tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động.
Câu hỏi trang 136 Câu hỏi 1
Quan sát Hình 30.1, hãy cho biết:
- Vai trò, ý nghĩa của các loại khớp đối với sự vận động của cơ thể.
- Các chức năng chính của bộ xương người.
Quan sát Hình 30.1.
- Vai trò, ý nghĩa của các loại khớp đối với sự vận động của cơ thể: Các khớp xương giúp các xương được nối với nhau, cho phép các xương hoạt động ở các mức độ khác nhau.
+ Khớp động: là khớp cử động dễ dàng, có vai trò giúp cơ thể thực hiện những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
+ Khớp bán động: là khớp cử động hạn chế, có vai trò giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế.
+ Khớp bất động: là khớp không cử động được, có vai trò bảo vệ các cơ quan phía trong nó.
- Các chức năng chính của bộ xương người: Định hình cơ thể, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể cử động và di chuyển.
Câu hỏi trang 137 Câu hỏi 1
Xác định thành phần hóa học và tính chất của xương bằng cách hoàn thành bảng sau:
Dựa vào bảng gợi ý.
Thành phần hóa học |
Tính chất của xương |
Chất hữu cơ (protein, lipid,…) |
Đảm bảo cho xương có tính mềm dẻo |
Chất vô cơ (chủ yếu nhất là calcium) |
Đảm bảo cho xương có tính cứng chắc |
Câu hỏi trang 137 Luyện tập (LT)
Quan sát Hình 30.2, 30.3 và cho biết nhờ đâu xương có khả năng chịu lực và bền chắc.
Quan sát Hình 30.2, 30.3.
Xương có khả năng chịu lực và bền chắc là nhờ xương được cấu tạo từ các chất vô cơ và chất hữu cơ. Trong đó, các chất hữu cơ cấu tạo nên xương gồm protein (chủ yếu là collagen), lipid và saccharide đảm bảo cho xương có tính mềm dẻo; các chất vô cơ cấu tạo nên xương chủ yếu là muối calcium, muối phosphate đảm bảo cho xương có tính cứng chắc.
Câu hỏi trang 137 Câu hỏi 2
Quan sát Hình 30.4 và hoàn thành sơ đồ cấu trúc của bắp cơ theo thứ tự lớn dần:
? → Sợi cơ → ? → Bắp cơ.
Quan sát Hình 30.4.
Sơ đồ cấu trúc của bắp cơ theo thứ tự lớn dần: Tơ cơ → Sợi cơ → Bó cơ → Bắp cơ.
Câu hỏi trang 138 Câu hỏi 1
Dựa vào kiến thức Bài 20, hãy xác định vị trí điểm tựa, lực tác dụng và tải trọng bằng cách hoàn thành chú thích các vị trí (a), (b), (c) trong Hình 30.5.
Dựa vào kiến thức Bài 20.
Vị trí điểm tựa, lực tác dụng và tải trọng trong hình 30.5:
(a) – Điểm tựa.
(b) – Lực tác dụng.
(c) – Tải trọng.
Câu hỏi trang 138 Câu hỏi 2
Trật khớp, dãn dây chằng,… có ảnh hưởng như thế nào đến hệ vận động?
Lý thuyết bệnh về hệ vận động.
Trật khớp, dãn dây chằng,… sẽ làm cho khớp xương bị ảnh hưởng. Mà khớp xương chính là điểm tựa nâng đỡ để tạo nên sự vận động. Do đó, khi bị trật khớp, dãn dây chằng,… sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động, định hình cơ thể của hệ vận động.
Câu hỏi trang 138 Luyện tập (LT)
Đặc điểm cấu tạo nào của cơ phù hợp với chức năng co cơ?
Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ.
Đặc điểm cấu tạo của cơ phù hợp với chức năng co cơ: Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ gồm có tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp song song và xen kẽ nhau, khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu hỏi trang 138 Vận dụng (VD)
Nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở cánh tay thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng lý thuyết về hệ vận động.
- Nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, em thấy bắp cơ ở cánh tay phình to lên.
- Giải thích: Khi nắm chặt bàn tay, gập cẳng tay vào sát cánh tay, cơ ở trạng thái co. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại, đường kính bắp cơ to lên.
Câu hỏi trang 138 Câu hỏi 3
Trình bày các thông tin về bệnh/tật liên quan đến hệ vận động bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Dựa vào bảng gợi ý.
Bệnh/ tật |
Biểu hiện |
Nguyên nhân |
Cách phòng ngừa |
Vẹo cột sống |
Cột sống không giữ được trạng thái bình thường, các đốt sống bị xoay lệch về một bên, cong quá mức về phía trước hay phía sau. |
Do hoạt động sai tư thế, lao động không phù hợp với lứa tuổi; do tai nạn hay còi xương. |
- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. - Đi, đứng, ngồi đúng tư thế. - Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động. |
Loãng xương |
Đau lưng, còng lưng, gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ,… |
Do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao, thay đổi hormone,… |
- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. - Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách. - Tắm nắng. |
Bong gân |
Đau, sưng, bầm tím, khó cử động, cơ bị co thắt, chuột rút. |
Do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế. |
- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế. - Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động. |
Viêm khớp |
Đau khớp, sưng và đỏ khớp, cứng khớp, … |
Do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,… |
- Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu. - Thường xuyên rèn luyện thể dục, thể thao, vận động vừa sức và đúng cách. - Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động như đi giày cao gót thường xuyên, bê vác vật nặng,… - Điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp. |
Câu hỏi trang 139 Câu hỏi 1
Vận dụng sự hiểu biết về hệ vận động và các bệnh, tật học đường để đưa ra lời khuyên khi thấy bạn cùng lớp hoặc người thân trong nhà ngồi học (a), đeo cặp (b),… không đúng cách.
Quan sát hình a) và b).
Lời khuyên khi thấy bạn cùng lớp hoặc người thân trong nhà ngồi học, đeo cặp không đúng cách:
- Cần ngồi học đúng tư thế: hai bàn chân cần được đặt ngay ngắn và vững chắc trên sàn; giữa cẳng chân và đùi tạo thành góc tối ưu là 90o (dao động trong khoảng 75 – 105o); lưng có thể tựa vào lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa nhưng vẫn đảm bảo giữ người thẳng; đầu và cổ hơi ngả về phía trước, đồng thời hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn; sử dụng bàn ghế có kích thước phù hợp.
- Không đẹp cặp lệch, hạn chế đeo cặp quá nặng.
Câu hỏi trang 139 Câu hỏi 2
Kể tên một số hoạt động thể dục, thể thao được mô tả trong Hình 30.7
Quan sát Hình 30.7
Một số hoạt động thể dục, thể thao được mô tả trong Hình 30.7: chạy bộ, bơi, bóng chuyền.
Câu hỏi trang 139 Câu hỏi 3
Nêu một số hoạt động thể dục, thể thao em thường tham gia để có một hệ vận động khỏe mạnh.
Quan sát hình 30.7.
Một số hoạt động thể dục, thể thao em thường tham gia để có một hệ vận động khỏe mạnh như: chạy bộ, cầu lông, đá bóng, nhảy dây, bóng rổ,…
Câu hỏi trang 139 Luyện tập (LT)
Hãy cho biết độ tuổi nào nên luyện tập thể dục, thể thao.
Luyện tập thể dục là điều nên làm ở mọi lứa tuổi.
Luyện tập thể dục là điều nên làm ở mọi lứa tuổi. Tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng, giúp hệ vận động khỏe mạnh, phòng tránh bệnh, tật. Tuy nhiên, việc luyện tập thể dục, thể thao cần lưu ý đúng về mức độ, đúng cách và thời gian luyện tập ở mỗi lứa tuổi, đảm vào sự thích ứng của cơ thể.