Trang chủ Lớp 8 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo Vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc trên...

Vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu, xe bị xóc?...

Vận dụng lý thuyết về hệ thần kinh và giác quan. Phân tích và giải Câu hỏi 11 trang 198 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 6.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy giải thích:

a) Vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu, xe bị xóc?

b) Vì sao không nên sử dụng tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng lý thuyết về hệ thần kinh và giác quan

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng hoặc tên tàu, xe bị xóc vì: Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng khiến cho mắt phải liên tục điều tiết nhiều để nhìn rõ hình ảnh, chữ trên sách; đọc sách trên tàu xe bị xóc khiến khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi cũng khiến mắt phải liên tục điều tiết. Điều này dẫn đến làm mắt nhức mỏi, giảm khả năng hoạt động và làm tăng nguy cơ mắc các tật về mắt như cận thị hoặc viễn thị.

b) Không nên sử dụng tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực). Ngoài ra, đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn có thể làm tăng áp lực lên ống tai gây ảnh hưởng đến chức năng tiền đình trong tai dẫn đến đau đầu, chóng mặt.

Advertisements (Quảng cáo)