Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 94 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo:...

Bài 4 trang 94 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo: Trong một cuộc điều tra...

Gọi \(P\left( A \right)\) là xác suất xuất hiện biến cố \(A\) khi thực hiện một phép thử. Lời giải bài tập, câu hỏi bài 4 trang 94 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo Bài 2. Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm. Trong một cuộc điều tra…

Trong một cuộc điều tra, người ta phỏng vấn 300 người được lựa chọn ngẫu nhiên ở một khu dân cư thì thấy có 255 người ủng hộ việc tắt điện trong sự kiện Giờ Trái Đất. Hãy ước lượng xác suất của biến cố “Một người được lựa chọn ngẫu nhiên trong khu dân cư ủng hộ việc tắt đèn điện trong sự kiện Giờ Trái Đất”.

Gọi \(P\left( A \right)\) là xác suất xuất hiện biến cố \(A\) khi thực hiện một phép thử.

Gọi \(n\left( A \right)\) là số lần xuất hiện biến cố \(A\) khi thực hiện phép thử đó \(n\) lần.

Xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) là tỉ số \(\frac{{n\left( A \right)}}{n}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Khi \(n\) càng lớn, xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) càng gần \(P\left( A \right)\).

Gọi \(A\) là biến cố người được chọn ngẫu nhiên ủng hộ việc tắt điện trong sự kiện Giờ Trái Đất.

Xác suất thực nghiệm của biến cố \(A\) là \(\frac{{255}}{{300}} = 0,85\).

Do số người chọn lớn nên \(P\left( A \right) \approx 0,85\).

Vậy xác suất của biến cố “Một người được lựa chọn ngẫu nhiên trong khu dân cư ủng hộ việc tắt đèn điện trong sự kiện Giờ Trái Đất” khoảng 0,85.