Tứ giác ABCD trong Hình 3.10 có AB = AD, CB = CD, được gọi là hình “cái diều”.
a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.
b) Tính các góc B, D biết rằng ˆA=100°,ˆC=60°
Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng 3600
a) Nối AC, BD (như hình vẽ
Ta có AB = AD hay hai điểm A cách đều hai đầu mút B và D;
CB = CD hay hai điểm C cách đều hai đầu mút B và D;
Do đó, hai điểm A và C cách đều hai đầu mút B và D.
Vậy AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.
b) Gọi I là giao điểm của AC và BD.
Vì AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD nên AC ⊥ BD.
Advertisements (Quảng cáo)
• Xét tam giác ABD cân tại A (vì AB = AD) có AI là đường cao (vì AI ⊥ BD)
Nên AI cũng là tia phân giác của ^BAD hay ^A1=^A2
Suy ra ^A1=^A2=^BDA:2=100o:2=50o
• Xét tam giác BCD cân tại C (vì BC = CD) có CI là đường cao (vì AC ⊥ BD)
Nên CI cũng là tia phân giác của ^BCD hay ^C1=^C2
Suy ra ^C1=^C2=^BCD:2=60o:2=30o
• Xét tam giác ACD có: ^A1+^C1+^ADC=180o (định lí tổng ba góc trong một tam giác).
Hay 50°+30°+^ADC=180°
Suy ra ^ADC=180°−50°−30°=100°
Xét tứ giác ABCD có:
^BAD+^ABC+^BCD+^ADC=360o(định lí tổng bốn góc của một tứ giác).
Hay 100°+^ABC+60°+100°=360°
Suy ra ^ABC+260°=360o
Do đó ^ABC=360°−260°=100o
Vậy ^ABC=100° ;^ADC=100°