Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 50, 51 Toán 8 tập 1 – Kết...

Giải mục 2 trang 50, 51 Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức: Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không?...

Phân tích và lời giải Hoạt động 1, Luyện tập 2 , Vận dụng , Thử thách nhỏ mục 2 trang 50, 51 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 10. Tứ giác. Cho tứ giác ABCD. Kẻ đường chéo BD (H. 3. 5). Vận dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác đối với tam giác ABD và CBD, tính tổng của tứ giác ABCD... Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không?

Hoạt động 1

Cho tứ giác ABCD. Kẻ đường chéo BD (H.3.5). Vận dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác đối với tam giác ABD và CBD, tính tổng các góc của tứ giác ABCD.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác

Answer - Lời giải/Đáp án

Áp dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác đối với tam giác ABD và CBD, ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat {{B_1}} + \widehat {{D_1}} = {180^o}\\\widehat C + \widehat {{B_2}} + \widehat {{D_2}} = {180^o}\end{array}\)

Khi đó, tứ giác ABCD có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = \widehat A + \widehat {{B_1}} + \widehat {{D_1}} + \widehat C + \widehat {{B_2}} + \widehat {{D_2}} = 180^\circ + 180^\circ = 360^\circ \)

Vậy \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = {360^o}\)


Luyện tập 2

Cho tứ giác EFGH như Hình 3.7. Hãy tính góc F.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác.

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét tứ giác EFGH có:

\(\) \(\widehat E + \widehat F + \widehat G + \widehat H = {360^o}\)(định lí tổng các góc trong một tứ giác).

Hay \({90^o} + \widehat F + {90^o} + {55^o} = {360^o}\)

Suy ra \(\widehat F\)+235°=360°

Do đó \(\widehat F\)=360°−235°=125°

Vậy \(\widehat F\)=125o


Vận dụng

Câu hỏi mở đầu

Cắt bốn tứ giác như nhau bằng giấy rồi đánh số bốn góc của mỗi tứ giác như tứ giác ABCD trong Hình 3.1a. Ghép bốn tứ giác giấy đó để được hình như Hình 3.1b.

- Em có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như vậy không?

- Em có nhận xét gì về bốn góc tại điểm chung của bốn tứ giác? Hãy cho biết tổng số đo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 3.4 và nhận xét

Answer - Lời giải/Đáp án

Em cắt bốn tứ giác như nhau bằng giấy rồi thực hiện các bước theo yêu cầu bài toán.

Ta có thể ghép bốn tứ giác khít nhau như Hình 3.1b.

- Nhận xét: Bốn góc tại điểm chung của bốn tứ giác được ghép khít nhau.

Khi đó: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \)


Thử thách nhỏ

Trong một tứ giác, hỏi số góc tù nhiều nhất là bao nhiêu và số góc nhọn nhiều nhất là bao nhiêu? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng định lí tổng các góc trong một tứ giác

Answer - Lời giải/Đáp án

• Nếu 4 góc trong tứ giác đều nhọn (mỗi góc nhỏ hơn 90o).

Khi đó, tổng 4 góc nhỏ hơn: 4 . 90o = 360o (vô lí vì tổng 4 góc trong tứ giác bằng 360o).

• Nếu tứ giác có 3 góc nhọn (nhỏ hơn 90o); 1 góc tù (góc lớn hơn 90o).

Khi đó, tổng 3 góc nhọn nhỏ hơn: 3 . 90o = 270o;

Số đo góc còn lại lớn hơn: 360o – 270o = 90o (thỏa mãn).

Do đó, một tứ giác có thể có nhiều nhất 3 góc nhọn.

• Nếu 4 góc tứ giác đều tù (mỗi góc lớn hơn 90o).

Khi đó, tổng 4 góc lớn hơn: 4 . 90o = 360o (vô lí vì tổng 4 góc trong một tứ giác bằng 360o).

• Nếu tứ giác có 3 góc tù và 1 góc nhọn.

Tổng 3 góc tù lớn hơn: 3.90o = 270o;

Số đo góc còn lại của tứ giác nhỏ hơn: 360o – 270o = 90o (thỏa mãn).

Do đó, một tứ giác có thể có nhiều nhất 3 góc tù.

Vậy một tứ giác có thể có nhiều nhất 3 góc nhọn; một tứ giác có thể có nhiều nhất 3 góc tù.