Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 8, 9 Toán 8 tập 1 – Kết...

Giải mục 2 trang 8, 9 Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức: Ta đã biết nếu hai đơn thức một biến có cùng biến và có cùng bậc thì đồng dạng với...

Trả lời HĐ3, HĐ4, Luyện tập 3, Tranh luận, HĐ5, HĐ6, Luyện tập 4, Vận dụng mục 2 trang 8,9 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 1. Đơn thức. Cho đơn thức một biến (M = 3{x^2}). Hãy viết ba đơn thức biến (x), cùng bậc với M rồi so sánh phần biến của các đơn thức đó...Ta đã biết nếu hai đơn thức một biến có cùng biến và có cùng bậc thì đồng dạng với

Hoạt động3

Cho đơn thức một biến \(M = 3{x^2}\). Hãy viết ba đơn thức biến \(x\), cùng bậc với M rồi so sánh phần biến của các đơn thức đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Viết đơn thức biến \(x\), có bậc là 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Các đơn thức:\({x^2}; - 2{x^2};\dfrac{1}{3}{x^2}\)

Các đơn thức này có phần biến giống nhau.


Hoạt động4

Xét ba đơn thức \(A = 2{x^2}{y^3},B = - \dfrac{1}{2}{x^2}{y^3}\) và \(C = {x^3}{y^2}\).

So sánh:

a) Bậc của ba đơn thức A,B và C.

b) Phần biến của ba đơn thức A,B và C.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+) Phần biến là phần còn lại trong đơn thức (không là phần số)

+) Tổng số mũ của các biến trong đơn thức có hệ số khác 0 là bậc của đơn thức.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đơn thức A có bậc là 2+3=5, phần biến là \({x^2}{y^3}\).

Đơn thức B có bậc là 2+3=5, phần biến là \({x^2}{y^3}\).

Đơn thức C có bậc là 3+2=5, phần biến là \({x^3}{y^2}\).

a) Bậc của ba đơn thức bằng nhau (bằng 5).

b) Phần biến của đơn thức A và B giống nhau, khác phần biến của đơn thức C.


Luyện tập 3

Cho các đơn thức:

\(\dfrac{5}{3}{x^2}y; - x{y^2};0,5{x^4}; - 2x{y^2};2,75{x^4}; - \dfrac{1}{4}{x^2}y;3x{y^2}.\)

Hãy sắp xếp các đơn thức đã cho thành từng nhóm, sao cho tất cả các đơn thức đồng dạng thì thuộc cùng một nhóm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các đơn thức đồng dạng là các đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhóm 1: \(\dfrac{5}{3}{x^2}y; - \dfrac{1}{4}{x^2}y.\)

Nhóm 2: \( - x{y^2}; - 2x{y^2};3x{y^2}.\)

Nhóm 3: \(0,5{x^4};2,75{x^4}.\)


Tranh luận

Ta đã biết nếu hai đơn thức một biến có cùng biến và có cùng bậc thì đồng dạng với nhau. Hỏi điều đó có còn đúng không đối với hai đơn thức hai biến (nhiều hơn một biến)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tổng số mũ của các biến trong đơn thức có hệ số khác 0 là bậc của đơn thức.

Không vì có nhiều đơn thức cùng bậc nhưng phần biến khác nhau.

Advertisements (Quảng cáo)

Chẳng hạn: Đơn thức \(2{x^2}y\) và \( - x{y^2}\) đều có bậc là 3 nhưng phần biến khác nhau.

Answer - Lời giải/Đáp án

Không vì có nhiều đơn thức cùng bậc nhưng phần biến khác nhau.

Chẳng hạn: Đơn thức \(2{x^2}y\) và \( - x{y^2}\) đều có bậc là 3 nhưng phần biến khác nhau.


Hoạt động5

Quan sát ví dụ sau:

\(2,{5.3^2}{.5^3} + 8,{5.3^2}{.5^3} = \left( {2,5 + 8,5} \right){.3^2}{.5^3} = {11.3^2}{.5^3}.\)

Trong ví dụ này, ta đã vận dụng tính chất gì của phép nhân để thu gọn tổng ban đầu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tính chất của phép nhân

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta đã vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\).


Hoạt động6

Cho hai đơn thức đồng dạng \(M = 2,5{x^2}{y^3}\) và \(P = 8,5{x^2}{y^3}\). Tương tự HĐ5, hãy:

a) Thu gọn tổng M+P.

b) Thu gọn hiệu M-P.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(M + P = 2,5{x^2}{y^3} + 8,5{x^2}{y^3} = 11{x^2}{y^3}.\)

b) \(M - P = 2,5{x^2}{y^3} - 8,5{x^2}{y^3} = - 6{x^2}{y^3}.\)


Luyện tập 4

Cho các đơn thức \( - {x^3}y;4{x^3}y\) và \( - 2{x^3}y.\)

a) Tính tổng S của ba đơn thức đó.

b) Tính giá trị của tổng S tại \(x = 2;y = - 3.\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\).

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(S = - {x^3}y + 4{x^3}y + \left( { - 2{x^3}y} \right) = \left( { - 1 + 4 - 2} \right){x^3}y = {x^3}y.\)

b) Thay \(x = 2;y = - 3\) vào S ta được: \(S = {2^3}.\left( { - 3} \right) = - 24.\)


Vận dụng

Trở lại các lập luận của Tròn và Vuông trong tình huống mở đầu. Hãy trả lời và giải thích rõ tại sao.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.b + c.b = \left( {a + c} \right).b\).

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo em, hai bạn đều đúng. Tuy nhiên, biểu thức của bạn Vuông chưa thu gọn, bạn cần thu gọn \(12xy + 4,5xy = \left( {12 + 4,5} \right)xy = 16,5xy.\)

Advertisements (Quảng cáo)