Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 17
Tích của hai đơn thức √2x3y2√2x3y2 và −√2xy3z là đơn thức
A. −2x4y5.
B. 2x4y5z.
C. −2x4y4z.
D. −2x4y5z.
Sử dụng quy tắc nhân hai đơn thức: Muốn nhân hai đơn thức, ta nối hai đơn thức ấy bởi dấu nhân rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đơn thức nhận được.
Ta có:
√2x3y2.(−√2xy3z)=[√2.(−√2)].(x3.x)(y2.y3).z=−2.x4.y5.z.
=> Chọn đáp án D.
Câu 2 trang 17
Tích của đơn thức −0,5x2y với đa thức 2x2y−6xy2+3x−2y+4 là đa thức:
A. −x4y2+3x3y3−1,5x3y+x2y2−2x2y.
B. −x4y2+3x3y3−1,5x3y+x2y2+2x2y.
C. −x4y2+3x3y3−1,5x3y+xy3−2x2y.
D. −x4y2+3x3y3−2,5x3y+x2y2−2x2y.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
(−0,5x2y).(2x2y−6xy2+3x−2y+4)=(−0,5x2y).(2x2y)+(−0,5x2y).(−6xy2)+(−0,5x2y).(3x)+(−0,5x2y).(−2y)+(−0,5x2y).4=−x4y2+3x3y3−1,5x3y+x2y2−2x2y
=> Chọn đáp án A.
Câu 3 trang 17
Tại x = 1 và y = -2, biểu thức 2x2(x−3y)−2x3 có giá trị là:
A. 6.
B. -4.
C. 12.
D. -8.
Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức sau đó thay x = 1 và y = -2 để tính giá trị biểu thức.
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
2x2(x−3y)−2x3=2x3−6x2y−2x3=−6x2y
Thay x = 1 và y = -2 vào biểu thức, ta được: −6.12.(−2)=12
=> Chọn đáp án C.