Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 trang 26
Đẳng thức nào sau đây là hằng đẳng thức?
A. a(a2+1)=a3+1.
B. a2+1=2a.
C. (a+b)(a−b)=a2−b2.
D. (a+1)2=a2+2a−1.
Sử dụng khái niệm hằng đẳng thức: Nếu hai biểu thức (đại số) A và B luôn cùng nhận giá trị bằng nhau với mọi giá trị của biến thì ta nói A = B là một đồng nhất thức hay là một hằng đẳng thức.
Đẳng thức (a+b)(a−b)=a2−b2 là hằng đẳng thức vì với mọi giá trị của a và b, hai vế đều bằng nhau.
=> Chọn đáp án C.
Câu 2 trang 26
Biểu thức x2−x+14 được viết dưới dạng bình phương của một hiệu:
A. (x−1)2.
B. (x−12)2.
C. (2x−12)2.
D. (12x−1)2.
Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu: (a−b)2=a2−2ab+b2.
Ta có:
x2−x+14=x2−2.12.x+(12)2=(x−12)2.
Advertisements (Quảng cáo)
=> Chọn đáp án B.
Câu 3 trang 27
Đa thức 4x2−1 được viết dưới dạng tích của hai đa thức
A. 2x−1 và 2x+1.
B. x−1 và 4x+1.
C. 2x−1 và 2x−1.
D. x+1 và 4x−1.
Sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương: a2−b2=(a−b)(a+b).
Ta có 4x2−1=(2x)2−12=(2x−1)(2x+1).
=> Chọn đáp án A.
Câu 4 trang 27
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. (A−B)(A−B)=A2+2AB+B2.
B. (A+B)(A+B)=A2−2AB+B2.
C. (A+B)(A−B)=A2+B2.
D. (A+B)(A−B)=A2−B2.
Sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương: a2−b2=(a−b)(a+b).
Ta có (A+B)(A−B)=A2−B2.
=> Chọn đáp án D.