Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo Bài 5. Bảo vệ hòa bình Giáo dục công dân 9 –...

Bài 5. Bảo vệ hòa bình Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo: Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?...

Phân tích và giải bài 5. Bảo vệ hòa bình - SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo. Em hãy kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới...Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?

Mở đầu

Đáp án câu hỏi Mở đầu trang 27 SGK GDCD 21

Em hãy kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm kiếm thêm trên internet để trả lời

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hòa bình:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Tổng thống Nelson Mandela (Nam Phi)


Khám phá 1

Hướng dẫn giải câu hỏi Khám phá 1 trang 22

Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi:

Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. Thế hệ cha ông đã hi sinh không quản máu xương để có được hoà bình, độc lập như ngày hôm nay. Trong giai đoạn 1954 - 1975, qua hai lần chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ tiến hành, đất nước ta phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Theo số liệu từ Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Trần Bá Đệ (Chủ biên), thì miền Bắc đã bị tàn phá nặng nề: hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn); 5 triệu m² nhà ở bị phá huỷ; hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hoá; 3 000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá;... Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với miền Nam còn nặng nề hơn: nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang; 1 triệu ha rừng bị chất độc hoá học, bom đạn cày xới; môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm chất độc hoá học còn gây hệ luỵ cho các thế hệ sau, kể cả những người không tham gia chiến tranh.

Qua quá trình đấu tranh cam go, quyết liệt và phức tạp trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao của Việt Nam, cùng sự ủng hộ và sức ép từ quốc tế, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được kí kết. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi, thống nhất đất nước, non sống thu về một mối.

Sau ngày hòa bình lập lại, quân và dân ta đã cùng nhau quyết tâm xây dựng đất nước. Ngày 25/4/1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI đã có kì họp lịch sử, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980)

Ngày nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?

- Em hãy nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

- Em hiểu thế nào là hòa bình, biểu hiện của hòa bình?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ nội dung để thực hiện các yêu cầu

Answer - Lời giải/Đáp án

Những hậu quả mà cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam

Ở miền Bắc

- Hầu hết các thành phố, thị xã bị đánh phá nghiêm trọng (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn).

- 5 triệu m² nhà ở bị phá hủy.

- Hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hóa.

- 3.000 trường học và 350 bệnh viện bị bắn phá

Ở miền Nam

- Nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang.

- 1 triệu ha rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới.

- Môi trường sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, kể cả những người không tham gia chiến tranh.

Việt Nam trước và sau chiến tranh

Trước chiến tranh

Sau chiến tranh

- Đất nước bị chia cắt, tình hình chính trị bất ổn.

- Kinh tế suy kiệt, môi trường bị tàn phá nặng nề.

- Hạ tầng cơ sở bị hủy hoại, đời sống nhân dân khốn khó.

- Đất nước thống nhất, chính trị ổn định.

- Kinh tế phát triển mạnh mẽ, hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể.

- Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, có nhiều đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển toàn cầu.

Cần phải bảo vệ hòa bình vì hòa bình mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực

- Giúp con người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại

Biểu hiện của hòa bình

- Cuộc sống bình yên

- Con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau

- Các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển


Khám phá 2

Gợi ý giải câu hỏi Khám phá 2 trang 29

Em hãy đọc các thông tin và quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi

Thông tin 1.

Theo Tuyên bố về quyền các dân tộc được sống trong hoà bình của Liên hợp quốc, các dân tộc trên hành tinh của chúng ta có một quyển thiêng liêng là được sống trong hoà bình. Do vậy, gìn giữ hoà bình là quyền và nghĩa vụ của mọi quốc gia. Để đảm bảo các dân tộc được sống trong hoà bình, đòi hỏi phải xoá bỏ mối đe doạ của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng hoà bình.

Thông tin 2.

Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã khẳng định: “Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước”. Như vậy, giữ nước tối ưu là làm cho đất nước không phải tiến hành chiến tranh, Bảo vệ Tổ quốc không chỉ xét về mặt địa lí, mà chủ yếu là chủ động chuẩn bị bảo vệ Tổ quốc ngay khi đất nước đang hoà bình và phát triển; thực hiện ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ xung đột và chiến tranh. Đồng thời, không coi nhẹ vẫn để tự bảo vệ và khẳng định phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

- Các thông tin và hình ảnh trên đề cập đến những biện pháp nào để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình?

- Theo em, thế nào là bảo vệ hòa bình?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ thông tin và quan sát hình ảnh để trả lời các câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Những biện pháp thúc đẩy bảo vệ hòa bình

- Từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình

- Coi trọng vấn đề tự bảo vệ và khẳng định xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”

- Kí kết các hiệp định chấm dứt chiến tranh, khôi phục hòa bình

- Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Bảo vệ hòa bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc,…


Khám phá 3

Giải câu hỏi Khám phá 3 trang 30

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Thông tin

Nelson Mandela (1918 – 2013) được xem là vị “cha già dân tộc” của Nam Phi. Khi còn đi học, chứng kiến cảnh người da đen ở Nam Phi phải đối mặt với sự áp bức vô cùng tàn khốc mọi lúc, mọi nơi, ông đã quyết tâm phải làm điều gì đó để giúp đỡ người dân của đất nước mình. Cuộc sống của ông luôn gắn liền với những khó khăn: cha mất sớm, việc học bị gián đoạn, bị săn lùng khi hoạt động chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và trên hết là 27 năm bị cầm tù. Bằng sự ngoan cường cùng với niềm tin và lý tưởng đúng đắn, ông đã vượt qua khó khăn, trở thành người có công lớn với đất nước mình và là tấm gương sáng trên toàn thế giới. Ông từng viết rằng: “Không ai mới sinh ra đã biết căm ghét người khác chỉ vì màu da, xuất thân hay tôn giáo của họ. Họ hẳn phải học cách căm ghét những điều đó, và nếu như họ đã học cách căm ghét thì ta cũng có thể dạy họ cách yêu thương. Vì tình yêu thương thì dễ dàng làm rung động trái tim con người hơn sự căm ghét”.

Advertisements (Quảng cáo)

(Theo Stephen Krensky (Thuỳ Dương dịch), 2023, Nelson Mandela, NXB Thanh Niên, Hà Nội, trang 107, 108)

- Theo em, câu nói của Nelson Mandela trong thông tin trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh phi nghĩa?

- Em hãy lấy ví dụ về một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của em về những sự kiện đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em đọc kĩ thông tin để trả lời các câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý nghĩa câu nói của Nelson Mandela:

- Câu nói nhấn mạnh sự căm ghét và phân biệt chủng tộc không phải là bản năng tự nhiên của con người mà là những thứ mà con người học được qua thời gian và qua môi trường sống

- Tình yêu thương và sự đồng cảm có thể giúp xoa dịu những xung đột chiến tranh phi nghĩa. Nếu mọi người được dạy về tình yêu và lòng khoan dung, những nguyên nhân gây ra chiến tranh và xung đột có thể được giải quyết một cách hòa bình

Một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa

- Xung đột Israel – Palestine: Cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa người Israel và người Palestine về quyền sở hữu đất đai và quyền tự trị của người Palestine. Những cuộc đụng độ bạo lực, không kích, và biểu tình vẫn thường xuyên xảy ra.

- Xung đột tại Yemen (2014 – nay): Cuộc xung đột ở Yemen bắt đầu vào năm 2014 giữa lực lượng Houthi, được Iran hậu thuẫn, và chính phủ Yemen, được Ả Rập Saudi và các đồng minh hỗ trợ. Cuộc chiến đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với hàng triệu người đối mặt với nạn đói và bệnh tật.

- Xung đột tại Myanmar (2021 – nay): Sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, Myanmar đã rơi vào tình trạng bạo loạn và đàn áp đẫm máu, với các cuộc biểu tình lớn của người dân chống lại chế độ quân sự và sự đáp trả bạo lực của lực lượng an ninh

- Xung đột Nga – Ukraine (2022 – nay): Cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine. Cuộc chiến này đã gây ra hàng nghìn cái chết và hàng triệu người phải di tản, gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.


Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 31

Em hãy đọc câu nói sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em dựa vào ý nghĩa của câu nói để làm bài thuyết trình

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đối mặt với những thách thức không lường trước từ xung đột, chiến tranh, và sự chia rẽ, chúng ta không thể không nhớ đến những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Câu nói này không chỉ là một tuyên ngôn cá nhân mà còn là phản ánh của một triết lý lớn lao, khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình.

Tự do và độc lập không chỉ là những quyền lợi cá nhân mà còn là nền tảng của sự hiểu biết, tôn trọng, và hòa bình trong cộng đồng quốc tế. Khi mỗi quốc gia có được sự tự do và độc lập, họ có cơ hội phát triển, tự chủ và hòa nhập vào cộng đồng quốc tế một cách tích cực. Đồng thời, sự tự do và độc lập cũng tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự hòa bình, bằng cách giúp giảm bớt căng thẳng, mâu thuẫn và xung đột giữa các quốc gia.

Bảo vệ hòa bình không chỉ đơn thuần là ngăn chặn xung đột và chiến tranh, mà còn là việc xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững và tiến bộ của nhân loại. Hòa bình không thể được đạt được nếu không có sự tự do và độc lập, và ngược lại, sự tự do và độc lập cũng không thể tồn tại trong một môi trường đầy bạo lực và mâu thuẫn.

Vậy nên, chúng ta cần đứng vững và hành động để bảo vệ và thúc đẩy tự do và độc lập, vì chúng không chỉ là quyền lợi của mỗi người mà còn là nền tảng của hòa bình và tiến bộ của toàn nhân loại.

Trong tinh thần của những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy hành động cùng nhau, bảo vệ hòa bình, và xây dựng một thế giới tự do, độc lập và công bằng cho tất cả mọi người.


Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 32

Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu

- Em hãy nhận xét về những hành động, việc làm tham gia bảo vệ hòa bình của nhân vật trong các hình ảnh trên.

- Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hòa bình một cách phù hợp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em quan sát kĩ các hình ảnh để hoàn thành yêu cầu

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình

Hành động/Việc làm

Nhận xét

Hình 1

Các bạn học sinh viết thư cảm ơn các chiến sĩ ở Hoàng Sa, Trường Sa

Việc viết thư là một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa, giúp tăng cường tinh thần đoàn kết và hỗ trợ tinh thần cho những người lính đang đóng quân.

Hình 2

Các bạn học sinh tham gia buổi giao lưu văn hóa giữa các nước

Việc này giúp mở rộng tầm nhìn và tạo ra cơ hội cho sự giao lưu, hợp tác và thấu hiểu giữa các quốc gia, từ đó giảm thiểu xung đột và tăng cường hòa bình

Hình 3

Các bạn học sinh rèn luyện sức khỏe để tham gia vào quân đội

Việc này cho thấy sự cam kết và sẵn lòng hi sinh của các bạn học sinh để bảo vệ đất nước và duy trì an ninh quốc gia

Hình 4

Thầy giáo giảng dạy về kĩ năng giải quyết xung đột

Thông qua việc này, thầy giáo không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp hình thành nhân cách và phẩm chất cho các bạn học sinh, từ đó tạo ra một cộng đồng có khả năng xử lý xung đột một cách hòa bình và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

Một số việc làm tham gia đóng góp vào việc bảo vệ hòa bình

- Viết thư quốc tế UPU để tuyên truyền về hòa bình và khát vọng hòa bình

- Tham gia vào các nhóm, tổ chức hoặc chiến dịch cộng đồng nhằm thúc đẩy hòa bình và đối thoại xã hội.

- Tìm kiếm các chương trình giáo dục và đào tạo về hòa bình, xung đột và giải quyết xung đột


Luyện tập 3

Đáp án câu hỏi Luyện tập 3 trang 26

Em hãy tìm hiểu về hậu quả của chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc để viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự phê phán đối với tình trạng đó

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em tìm kiếm thông tin trên internet và dựa vào đó để viết đoạn văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Hậu quả của chiến tranh phi nghĩa, xung đột sắc tộc

- Thương vong về mạng sống

- Tàn phá về hạ tầng và kinh tế

- Tàn phá về tâm hồn và tinh thần

- Di cư và mất mát văn hóa

- Vi phạm nhân quyền của con người

- Giảm sự đa dạng và đa văn hóa

Chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc là những bi kịch đối với nhân loại, khiến hàng triệu người phải chịu đựng những mất mát không thể kháng định được. Những cuộc chiến tranh không công bằng và không có lý do chính đáng không chỉ làm mất đi hàng triệu sinh mạng vô tội mà còn làm tan rã tinh thần và niềm tin vào giá trị của cuộc sống. Từng cảnh tàn phá, đau khổ và mất mát không chỉ gây ra những vết thương về thân thể mà còn làm sâu thêm những vết thương trong lòng và tinh thần của con người. Hơn nữa, xung đột sắc tộc còn tạo ra những tác động tiêu cực kéo dài, khiến cho sự phân biệt và kỳ thị trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày. Điều này không chỉ làm suy yếu sự đoàn kết trong xã hội mà còn gây ra những căng thẳng và mất mát không thể đánh giá bằng tiền bạc. Đứng trước những tình trạng này, chúng ta không thể im lặng, chúng ta cần phải đứng lên, phê phán mạnh mẽ và hành động để chấm dứt những cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc, bảo vệ hòa bình và xây dựng một thế giới mà mọi người đều được sống trong tình thương và đoàn kết.


Vận dụng

Đáp án câu hỏi Vận dụng trang 32

Em hãy thiết kế một sản phẩm để khuyến khích, thúc đẩy các bạn học sinh tham gia bảo vệ hòa bình

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Em tham khảo thêm một số ý tưởng trên mạng

Answer - Lời giải/Đáp án