Trang chủ Lớp 9 Giáo dục công dân 9 - Chân trời sáng tạo Câu Khám phá 1 trang 22 GDCD 9 Chân trời sáng tạo:...

Câu Khám phá 1 trang 22 GDCD 9 Chân trời sáng tạo: Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?...

Em đọc kĩ nội dung để thực hiện các yêu cầu. Giải và trình bày phương pháp giải Câu Khám phá 1 trang 22 SGK Giáo dục công dân (GDCD) lớp 9 Chân trời sáng tạo - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.

Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi:

Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. Thế hệ cha ông đã hi sinh không quản máu xương để có được hoà bình, độc lập như ngày hôm nay. Trong giai đoạn 1954 - 1975, qua hai lần chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ tiến hành, đất nước ta phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng. Theo số liệu từ Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Trần Bá Đệ (Chủ biên), thì miền Bắc đã bị tàn phá nặng nề: hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn); 5 triệu m² nhà ở bị phá huỷ; hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hoá; 3 000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá;... Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với miền Nam còn nặng nề hơn: nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang; 1 triệu ha rừng bị chất độc hoá học, bom đạn cày xới; môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm chất độc hoá học còn gây hệ luỵ cho các thế hệ sau, kể cả những người không tham gia chiến tranh.

Qua quá trình đấu tranh cam go, quyết liệt và phức tạp trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao của Việt Nam, cùng sự ủng hộ và sức ép từ quốc tế, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được kí kết. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi, thống nhất đất nước, non sống thu về một mối.

Sau ngày hòa bình lập lại, quân và dân ta đã cùng nhau quyết tâm xây dựng đất nước. Ngày 25/4/1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI đã có kì họp lịch sử, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Quốc hội quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980)

Ngày nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?

- Em hãy nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

- Em hiểu thế nào là hòa bình, biểu hiện của hòa bình?

Em đọc kỹ nội dung để thực hiện các yêu cầu

Những hậu quả mà cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra cho Việt Nam

Ở miền Bắc

- Hầu hết các thành phố, thị xã bị đánh phá nghiêm trọng (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn).

- 5 triệu m² nhà ở bị phá hủy.

- Hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hóa.

- 3.000 trường học và 350 bệnh viện bị bắn phá

Ở miền Nam

- Nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang.

Advertisements (Quảng cáo)

- 1 triệu ha rừng bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới.

- Môi trường sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ, kể cả những người không tham gia chiến tranh.

Việt Nam trước và sau chiến tranh

Trước chiến tranh

Sau chiến tranh

- Đất nước bị chia cắt, tình hình chính trị bất ổn.

- Kinh tế suy kiệt, môi trường bị tàn phá nặng nề.

- Hạ tầng cơ sở bị hủy hoại, đời sống nhân dân khốn khó.

- Đất nước thống nhất, chính trị ổn định.

- Kinh tế phát triển mạnh mẽ, hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể.

- Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

- Vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao, có nhiều đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển toàn cầu.

Cần phải bảo vệ hòa bình vì hòa bình mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực

- Giúp con người có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới vì sự thịnh vượng chung toàn cầu

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại

Biểu hiện của hòa bình

- Cuộc sống bình yên

- Con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau

- Các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển