Gợi ý: Ghi lại những từ mà em cho là chỉ có ở phương ngữ nào đó rồi tra từ điển hoặc hỏi những người lớn tuổi để kiểm tra lại.
2. Hãy tìm trong ngôn ngữ ở địa phương mà em đang sử dụng hoặc ngôn ngữ ở địa phương khác mà em biết những từ ngữ giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân rồi sắp xếp vào bảng theo mẫu sau:
Phương ngữ Bắc |
Phương ngữ Trung |
Phương ngữ Nam |
cá quả (cá chuối) |
cá tràu |
cá lóc |
lợn |
heo |
heo |
ngã |
bổ |
té |
Advertisements (Quảng cáo)
3. Hãy tìm trong ngôn ngữ ở địa phương mà em đang sử dụng hoặc ngôn ngữ ở địa phương khác mà em biết những từ ngữ giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân rồi sắp xếp vào bảng theo mẫu sau:
Phương ngữ Bắc |
Phương ngữ Trung |
Phương ngữ Nam |
ốm: bị bệnh |
ốm: gầy |
ốm: gầy |
4. Giải thích về nguyên nhân của việc xuất hiện từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng,… chỉ có ở một địa phương nào đó mà không có tên gọi trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Gợi ý: Hiện tượng này có liên quan gì đến điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống,… của từng vùng, miền; phản ánh nhu cầu gì trong ngôn ngữ của từng vùng, miền?
5. Ngôn ngữ toàn dân ở Việt Nam là lấy theo chuẩn của ngôn ngữ của phương ngữ nào. Cho ví dụ từ hai bảng trên.
Gợi ý: Ngôn ngữ của miền Bắc (cụ thể là thủ đô Hà Nội) được lấy làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân. Đây là đặc điểm của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới (lấy ngôn ngữ của vùng có thủ đô làm chuẩn).
6. Sử dụng ngôn ngữ địa phương như thế nào cho phù hợp?
Gợi ý: Nên sử dụng ngôn ngữ địa phương trong những hoàn cảnh giao tiếp nào? Không nên sử dụng ngôn ngữ địa phương trong những hoàn cảnh giao tiếp nào? Để có thể chuyển đổi giữa ngôn ngữ địa phương với ngôn ngữ toàn dân thì phải chuẩn bị những gì?