1. Trong đoạn trích Lão Hạc nêu trên, đó là lời của ông giáo, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
2. Lập luận của Kiều thế hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ - và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. Hoạn Thư ĩrong cơn “hồn lạc phách xiêu” ấy vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu lên 4 ‘ luận điểm”:
- Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường).
- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đôi xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trôn khỏi nhà, tôi cũng chảng đuổi theo (kể công)
- Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai.
Advertisements (Quảng cáo)
- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).
Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất khó “xử”:
Tha ra thi cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.