Từ dồng nghĩa
1. Trong các trường hợp (a), (b), (c), (d) thì chọn trường hợp (d):
Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Chẳng hạn: Tôi tọng bạn món quà nhân ngày sinh nhật.
Từ tặng đồng nghĩa với: cho, biếu, thí, bố thí.. ta không thể thay thế từ tặng bằng từ biếu, thí, bố thí trong trường hợp trên.
2. Tác giả sử dụng từ xuân mà không thay từ tuổi, vì từ xuân thế hiện tinh thần lạc quan của Bác. Mặt khác sử dụng từ này tránh hiện tượng lặp từ tuổi tác trong câu văn.
Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, đây là khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thê coi đây là trường hợp lấy bộ phận thay cho toàn thể, là hình thức chuyến nghĩa theo phương thức hoán dụ.
II. Từ trải nghĩa
1. Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
2. Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với: sông - chết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hòa bình; đực - cái.
Đây là những từ trái nghĩa lưỡng phân, hai từ trái nghĩa biểu thị khái niệm đối lập nhau, loại trừ nhau; khẳng định yếu tô” này là phủ định yếu tô” kia. Nó thường không có khả nãng kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm.
Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với già - trẻ có:
yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu; giàu - nghèo.
Đây là những từ trái nghĩa thang độ; hai từ trái nghĩa biểu thị hai khái niệm có tính châ’t thang độ; khẳng định yếu tố này không có nghĩa là phủ định yếu tố kia. Nó thường không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm.
III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
a) Điền các từ ngữ vào sơ đồ như sau:
b) Giải thích nghĩa của các từ ngữ trong sơ đồ theo cách giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp có sử dụng từ ngử nghĩa rộng:
Từ ghép là từ phức bãng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ ghép có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép có các tiếng bình đảng về mặt ngữ pháp Từ ghép chính phụ là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bố sung nghĩa cho tiếng chính.
Advertisements (Quảng cáo)
Từ láy là từ phức mà giừa các tiếng có quan hệ láy với nhau. Từ láy có láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Từ láy hoàn toàn là từ láy mà các các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn (nhưng cũng có trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặ: phụ âm cuối).
Từ láy bộ phận là từ láy giửa các tiếng giỏng nhau phụ âm đầu hoậ: phần vần.
Từ láy âm là từ láy bộ phận mà giữa các tiếng giống nhau về phụ âm đầu Từ láy vần là từ láy bộ phận mà giữa các tiếng giống nhau về phần vần.
IV. Trường từ vựng
Đoạn trích: “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu ".
Bác đã sử dụng hai từ cùng trường nghĩa là từ tắm, bể. Việc sử dụng hai từ trên tạo nên tính hình tượng, giá trị biểu cảm cho câu văn. Mặt khác, nó làm cho câu nói có giá trị tô cáo mạnh mẽ đôi với những tội ác dã man mà bọn thực dân, đế quốc đã gây nên trong quá trình nhân dàn ta đấu tranh giành độc lập dân tộc.
V. Từ mượn
1. Chọn nhận định đúng là (c):
Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
- Không thế chọn (a) vì hiện tượng vay mượn từ ngữ của một ngôn ngữ khác đế làm giàu cho vốn từ ngữ của mình là quy luật chung đốì với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
- Không thê chọn (b) vì tiếng Việt cũng như ngôn ngữ khác, việc vay mượn là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp dưới sự tác động các yếu tố khác sự phát triển cùa xã hội, là sự giao lưu về nhiều mặt của những cộng đồng nối các ngôn ngữ khác nhau. Vay mượn không phải là sự ép buộc của một ngôn ngữ khác đối với bản ngữ.
- Không thế chọn (d) vì nhu cầu giao tiếp của tiếng Việt và các ngôn ngữ khác luôn phát triển không ngừng. Xả hội luôn phát triển, sự giao lưu của các dân tộc luôn mở rộng và phát triển thì việc vay mượn từ ngữ là điều tất yếu.
2. Các từ săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh... tuy là từ ngữ vay mượn nhưng đã được Việt hóa hoàn toàn, về mặt ngữ âm và nghĩa của những từ này không khác gì với những từ thuần Việt như xe, đi, nhà, bàn...
Còn các từ a-xít, ti vi, ra-đi-ô, vi-ta-min... là những từ vay mượn còn những nét ngoại lai, chưa được Việt hóa hoàn toànỀ Mỗi từ được cấu tạo nhiều âm tiết, mỗi âm tiết trong từ chỉ có vỏ âm thanh mà không có nghĩa.
VI. Từ Hán Việt
Chọn nhận định (c): Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
- Không thể chọn (a) vì khái niệm từ gốc Hán rộng hơn từ Hán Việt. Ngoài các từ Hán Việt (được tiếng Việt mượn từ tiếng Hán khoảng sau thế kỉ thứ VIII và đọc theo cách đọc của người Việt dựa vào ngữ âm tiếng Hán đời Đường), trong các từ tiếng Hán có từ Hán cô (những từ được tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán khoảng thế ki VIII trở về trước nay đã Việt hóa như: buồng, chém, chìm, chứa...) và các từ gốc Hán được tiếng Việt vay mượn gần đây từ các phương ngữ tiếng Hán như xì dầu, lẩu, mì chính...
- Không thế chọn (b) vì: sử dụng nhiền từ Hán - Việt trong trường hợp giao tiếp là cần thiết. Tuy nhiên không nên lạm dụng, trường hợp không nhất thiết phải sử dụng thì không nên dùng. Chẳng hạn không dùng hải phận mà dùng vùng biển, không dùng phi cơ dùng máy bay.
- Không thê chọn (d) vì: tuy có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác nhưng Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng trong vốn từ tiếng Việt.