Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 (sách cũ) Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt: Không biết con sông...

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt: Không biết con sông chứa nhiều phù sa đỏ đã tạo nên nền văn minh sông Hồng kia có biết được rằng mình đang gánh sứ mệnh thiêng liêng và...

Văn tự sự lớp 9 - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.. Không biết con sông chứa nhiều phù sa đỏ đã tạo nên nền văn minh sông Hồng kia có biết được rằng mình đang gánh sứ mệnh thiêng liêng và kì diệu như thế nào cho người Việt Nam không nhỉ? Phần lớn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam đều nằm trong lưu vực sông Hồng, thế nên người Việt đều gọi sông Hồng là sông Mẹ, sông Cái.

     Nước sông Hồng ở nơi đầu ngọn này đỏ lòm, ngầu đục, phù sa quánh lại tưởng như có thể xắt khúc như thạch đỏ vậy. Suối Lũng Pô vì chảy qua các mỏ quặng đồng lớn nên nước cứ xanh như vừa được nghiền ít nhiều lá tươi của rừng già Y Tý, A Mú Sung. Cái màu xanh ấy hòa lẫn vào màu đỏ của sông Hồng đúng cái nơi sông Hồng chảy vào Việt Nam tạo nên một hoạt cảnh trộn màu rất rõ rệt. Sự phối màu này khiến con dân đất Việt thấy nỗi xúc động, niềm vinh dự được đứng giữa ngã ba sông Mẹ nhập tịch đất Mẹ của mình không chỉ có biển, có mốc, có chiến sĩ biên phòng bồng súng đứng bên, mà còn có cả màu sắc khá lộng lẫy của hai nguồn nước.

Không biết con sông chứa nhiều phù sa đỏ đã tạo nên nền văn minh sông Hồng kia có biết được rằng mình đang gánh sứ mệnh thiêng liêng và kì diệu như thế nào cho người Việt Nam không nhỉ? Phần lớn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam đều nằm trong lưu vực sông Hồng, thế nên người Việt đều gọi sông Hồng là sông Mẹ, sông Cái, đến con đê khổng lồ dọc sông Hồng cũng được trân trọng gọi là đê sóng Cái. Dài đến 1.183 km và bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn gần hồ Đại Lý ở Vân Nam (Trung Quốc), đoạn đi qua Việt Nam của sông Hồng chỉ dài có 495 km (có sách viết 510 km), nhưng đây là phần quan trọng nhất của sông Hồng vì "khúc” này chứa cả trung lưu (từ Lào Cai đến Việt Trì) và hạ lưu (từ Việt Trì ra biển), chạy thẳng theo hướng tây bắc - đông nam rất điển hình. Hàng triệu năm qua, sông Hồng đã nhẫn nại tung những hạt phù sa bí ẩn cùa mình như một thứ vũ khí hồng hồng đỏ đỏ để giành giật bằng được từ biển cả cái vùng mà ngày nay chúng ta gọi là châu thổ Bắc Bộ (Việt Nam). Phải lãng mạn lắm thì thanh niên ngày nay mới có thể tin được rằng, ngày xưa cuộc chiến giữa biển cả và châu thổ sông Hồng đã từng diễn ra từ cửa sông chỗ thành phố Việt Trì, tỉnhh Phú Thọ, chứ không phải cửa Ba Lạt, Thái Bình như hiện nay. Tức là cửa biển, nơi sông Hồng đỏ ra biển cả, năm dưới chân cầu Việt Trì bây giờ...

Nhìn lên bản đồ tỉnh Lào Cai xòe ra như con bướm với hai cánh dang rộng thì sông Hồng kẻ một đường bắt đầu từ đỉnh cao nhất, xa nhất của cánh bướm bên phía này, sông xẻ dọc sải cánh, xuyên qua thân thể con bướm, kéo xuôi về phía Yên Bái, Phú Thọ... và trổ đường ra biển. Trong hệ thống biên phòng ở "thành phố biên phòng Lào Cai” (Nguyễn Tuân), bao giờ đồn A Mú Sung cũng là đồn xa xôi vất vả và quyết liệt nhất; thường được gọi một cách dân dã là A Mờ Sương, ở đây, sương bao phủ suốt đêm ngày, bốn mùa, năm tháng. Sương ở đây quánh đến mức, cứ mở cửa nhà ra là sương vón cục trôi vào trong nhà, mọi đồ vật đều ướt sũng sương. Sương mờ thì đẹp, thì mơ, nhưng sương đến mức véo được thành cục, đến mức chiến sĩ đi tưới rau phải cầm theo cái áo vừa đi vừa vung vẩy xua sương để nhìn thấy rau... thì đúng là đáng sợ. Sau sương mù là sự cáu bẳn của sấm sét, bởi A Mú Sung là cái nòi của các mỏ đồng, mỏ sắt lớn. Mỗi khi trời mưa, sấm chớp rất nhiều, sấm sét cứ nổ ngang tai người ta như có một trận chiến giữa ông Đùng và bà Đoàng gần lắm... Mùa đông đến, tuyết rơi trăng xóa, phủ bao la. Những cơn mưa đá bất thần ném rào rào, cây cỏ hoa lá xơ xác như bị vò nhàu bớt nhựa để chuẩn bị... nấu canh. Đêm nằm đắp bốn, năm cái chăn dày mà vẫn chỉ có cảm giác chăn đè lên mình rất nặng chứ tuyệt không thấy ấm.

Đất thì nâu đỏ màu quặng sắt, sông thì xanh lèo màu quặng đồng. Những quả núi mênh mông, những thung lũng tít hút, những tên làng, tên bản mơ hồ xa xôi: Nậm Mít, Ngải Chồ, Bản Tối, Bạc Tà, Cửa Suối, Khoang Thuyền, Nậm Cáng, Phù Lao Chải, Ma Cò, Sa Pả, Thèn Pả, v.v...

Từ trạm Phình Hồ xã Y Tý vượt qua những đỉnh núi cao gần 2000m gió lạnh buốt, năm nào cũng có tuyết rơi, mới đến được đồn A Mú Sung; từ đó phải băng rừng, leo dốc, vượt suối hàng buổi mới đặt chân tới đồn biên phòng Lũng Pố - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Advertisements (Quảng cáo)

Cũng giống như việc người ta cắm biển ở Đất Mũi (Cà Mau), xây cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), dựng phù điêu ở bải biển Trà Cổ (Móng Cái), dựng một biểu tượng hình tam giác kim loại lên nóc nhà Đông Dương Phăng-xi-păng, trạm biên phòng Lũng Pô xây hình bát giác như một ngôi chùa Bắc Bộ, những ngôi chùa kiểu này ta thường gặp ở giữa những cánh đồng giữa ao hồ ngợp sen hồng thân thuộc trên mọi làng quê ta, như khẳng định chủ quyền thiêng liêng dân tộc, như nhắc nhớ lời ông cha "hãy giữ vững từng tấc đất của giang sơn gấm vóc” đến con cháu muôn đời mai sau.

Lũng Pô - xóm Lũng Pô, suối Lũng Pô, trạm biên phòng Lũng Pô xa mà gần, vì đó là một mảnh tâm hồn của Tổ quốc Việt Nam, của con người Việt Nam.

Anh em cán bộ chiến sĩ ở trạm biên phòng Lũng Pô toàn lính trẻ; tất cả đều thuộc bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Họ tự hào vì nhiệm vụ của mình ở nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ai cũng đinh ninh chỉ dọc xuôi theo dòng nước mà rằng: quê em ở dưới kia kìa... Vẫn là đất của sông Mẹ này thôi nào có xa xôi gì. Cho nên hằng sáng thức dậy, quân trang quân phục chỉnh tề, bồng súng đứng trước lá cờ Tổ quốc, ngắm nhìn núi đồi trùng điệp, sông Hồng cuồn cuộn, mà cảm thấy dậy lên trong tâm hồn mình vô hạn: ” Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt thân yêu ...

Theo Đỗ Doãn Hoàng

("Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”  Báo An ninh cuối tháng 10 năm 2004)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)