Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36 SGK...

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36 SGK Văn 9 – Ngữ văn lớp 9...

Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) bài 3 – Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) trang 36 SGK Văn 9. 1. Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự

Advertisements (Quảng cáo)

I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VÀ TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

1. Câu chuyện Chào hỏi

–       Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?

Câu hỏi “Bác làm việc vất vả và nặng nhọc lắm phải không? ” trong tình huống này, người được hỏi bị chàng rể ngốc gọi xuông từ trên :iy cao mà người đó đang tập trung làm việc. Chàng rể đã làm một việc quấy rối đến người khác, gây phiền hà cho người đó.

–       Có thể rút ra được bài học gì về giao tiếp?

Cần chú ý đến đặc điểm tình huống giao tiếp, vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này, nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

1.  Trong các ví dụ vể các phương châm hội thoại đã học ngoại trừ hai tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn.

Advertisements (Quảng cáo)

–     Có phương châm hội thoại không được tuân thủ là phương châm về lượng.

–      Người nói không tuân thủ vì không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất, người nói phải trả lời một cách chung chung “Có lẽ khoảng đầu thế kỷ XX”.

3.  Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch, không thể chữa được nữa, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo. Nghĩa là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình tin là không đúng. Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết. Vì nhờ sự động viên đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sông khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Như vậy, không phải sự “nói dối” nào cũng đáng chê trách hay lên án.

Có thể nêu nhiều tình huống tương tự, trong đó phương châm về chất không được tuân thủ. Chẳng hạn, bà xơ trong Những người khốn khổ của

Huygô đã nói với tên cảnh sát mất hết nhân tính là Gia-ve rằng: Không có ông Giăng Van-giăng trốn trong nhà thờ. Mặc dầu sự thả: ‘.ầ bà đang che chở cho ông ta.

Nếu xét về nghĩa hiển ngôn thì câu này không tuân thủ phương chá- về lượng, bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. Nhưng xét về nghĩa hàm ẩn thì câu này có nội dung của nó, nghĩa là vẫn bảo đảm tuân thủ phương châm về lượng.

Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sông.