1. Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích
Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ơ khu căn cứ, người cha dồn hết tình cam yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược băng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinhề Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. *
Truyện đã thế hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám nãm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà đế tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể gủi món quà ấy cho con gái.
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
2. Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép:
a) Thái độ và hành dộng của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muôn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người ké chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu, chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi là cha: nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuông xuồng còn cô’ ý khua dây cột xu: kêu rổn rảng thật to.
Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở cua chiến tranh, bé Thu còn bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của sông và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận nh khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó vì trên ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Phản tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tí mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc chán thật, em chỉ yêu ba khi tin cu đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu h trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác” - người trong hình chụp chung với má em.
b) Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người cha
Trong buổi sáng cuôì cùng, trước phút ỏng Sáu phải lên đường, thái
Advertisements (Quảng cáo)
và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đôi hoàn toàn. Lần đầu ti’ Thu cất tiếng gọi “ba” và tiếng kêu như xé, rồi “nó vừa kêu vừa chạy tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chãi lấy cố ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai là hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”, “hai tay nó siết chặt lấy chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rác câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.
Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹn làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ừ Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: “Nghe bà kể ni nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nồi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hốì hr- cuông quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Chứng kiến những biểu hiện tìm cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người khônx cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay aả nắm lấy trái tim mình.
c) Qua biểu hiện tâm lý và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét tính cách của nhân vật
Đó là tình cảm ở em thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khóat, rạch ròi, ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởnr như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.
Qua những diễn biến tám ly của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiẻu tám lí trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến. trản trong những tình cảm trẻ thơ.
3. Phân tích tình cảm cha con sâu nặng ở ông Sáu
- Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. nhưng đ’jợc biếu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyẻn. khi òng Sáu 7 trong rừng tại khu căn cứ.
Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh trong suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về! Ba mua cho con mòt cáy ỉươc nghe òa” đã thúc đẩv ông nghĩ đến việc làm một chiếc lươc ngà dành cho con.
Khi kiếm đươc một khúc ngà, óng đã vô cùng vui mừng, sung sướng, rồi ông dành hết tâm trí. công sức vào việc làm cây lược: “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng. tỉ rnì và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khấc mót hzng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét.ẻ Yêu nhớ tirg Thu con của ba”. Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giả, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tinh cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách Nhưng rồi một tình cảm đau thương lại đến với cha con ông Sáu: Ỏng ik r - r.h khi chưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.
Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thìa những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiéu gia đình.
4. Truyện được trần thuật theo lời người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyér. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cô đè nén trong bao nhiêu nám nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hy sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông abỏng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”.
Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự’tiếp nhận của người đọc, người nghe. (Cần chú nhừng lời nhận xét, bình luận của người kể chuyện. Ví dụ: “Trong cuác đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”, “Cây lược ngà chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”).