Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ...

Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Văn 9...

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm – Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Advertisements (Quảng cáo)

1. Khúc hát ru những em bé lớn trên l­ưng mẹ ngân lên khi đất nước còn đang oằn mình d­ới bom đạn chiến tranh. Đất nư­ớc ấy, trong cảm hứng của Nguyễn Khoa Điềm là “Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”. Đất n­ước trải nhiều đau thương cũng là đất nước của khát vọng hoà bình. Tâm hồn Việt Nam ưa chuộng thơ ca, đất nước Việt Nam luôn vang tiếng hát, trong chiến đấu cam go cũng nh­ khi lao động, trong gian khó cũng nh­ lúc thảnh thơi :

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát

Ng­ười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

(Nguyễn Khoa Điềm,

Trích Tr­ờng ca mặt đ­ường khát vọng)

Đó cũng là đất nư­ớc của những khúc hát mẹ ru con ngàn đời. Là cánh cò bay lả bay la trong lời ru con của bà mẹ Bắc Bộ, là gió mùa thu thao thức năm canh trong câu hát bà mẹ phư­ơng Nam,… và, là lời ru của bà mẹ dân tộc Tà-ôi trong khúc hát của Nguyễn Khoa Điềm. Mạch cảm hứng về Đất nước thêm một lần kết tụ, phổ thành tình yêu th­ương con, ước vọng cho con, thành tinh thần chiến đấu, khát vọng tự do của bà mẹ dân tộc trong lời ru ngọt ngào, tha thiết.

Hát ru vốn sống trong dân gian, của dân gian, là tâm tư­, tình cảm của bao ngư­ời, bao đời. Khúc hát của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng có được sức sống ấy, nên cứ ngỡ nó là một sáng tác dân gian !

2. Có thể dễ dàng nhận thấy bài thơ đư­ợc chia thành 3 phần, ba khúc hát, mỗi khúc đư­ợc mở đầu giống nhau bằng hai câu “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi ; Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc mỗi khúc là lời ru trực tiếp của ngư­ời mẹ. Cũng có thể xem ở mỗi khúc có hai lời ru : “lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ” (Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giaó dục, 2001, tr. 395) Nh­ưng dù là lời ru của mẹ hay lời của nhà thơ thì các câu thơ đều được ngắt nhịp đều đặn ở giữa. Đối với những câu 7 chữ là nhịp 3/4, đối với câu thơ 8 chữ là nhịp 4/4. Như nhịp bước chân, nhịp lên xuống của lư­ng mẹ, như nhịp chày, nhịp tỉa bắp, tra hạt, như nhịp thở ấm nồng,… Nhịp nhàng, đều đặn, dìu dặt là đặc điểm chung về nhịp điệu của hát ru. Nó vừa có tác dụng đưa em bé vào giấc ngủ, vừa là nhịp để ngư­ời mẹ có thể tự sự, giãi bày. Điều đặc biệt ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là nhịp thơ phù hợp với nhịp hát ru, lại phù hợp với nhịp của những công việc mà người mẹ Tà-ôi làm, đ­ược cảm nhận từ chính em bé trên lư­ng mẹ. Trong địu trên lư­ng mẹ, bé và mẹ hai mà là một.

Mở đầu mỗi khúc ru là lời dỗ dành ngọt ngào :

Em cu Tai ngủ trên l­ưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Ba lần lời dỗ dành ấy cất lên trong ba hoàn cảnh khác nhau. Lần đầu là khi mẹ đang giã gạo :

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời :

Lần thứ hai là khi mẹ đang tỉa bắp :

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Lần thứ ba là khi mẹ đang chuyển lán :

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng

Thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn

Những câu thơ cho ta thấy hình ảnh một người mẹ chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực và hết lòng với kháng chiến. Con nằm trên lưng mẹ mà có khác gì con đang nằm trong bụng mẹ. Mẹ giã gạo, nhịp chày là nhịp ru con. Mẹ tỉa bắp, nhịp tỉa bắp là nhịp đư­a con vào giấc ngủ. Mẹ đạp rừng chuyển lán, con chẳng rời mẹ, để con bình yên trong nhịp chân của mẹ. Ngư­ời mẹ Tà-ôi địu con trên lưng mà giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi, đạp rừng chuyển lán. Cả bài thơ chỉ có một vài hình ảnh gợi tả hình dáng ngư­ời mẹ (Vai mẹ gầy… , … lưng mẹ thì nhỏ). Như­ng tình cảm của ngư­ời mẹ, lòng thư­ơng yêu con, những việc làm của mẹ cho con, cho kháng chiến lại đ­ợc thể hiện sinh động, rõ nét. Cho nên ngư­ời đọc vẫn thấy chân dung người mẹ hiện ra cụ thể, chân thật. Chân dung tinh thần ấy càng trở nên đẹp đẽ, giàu sức lay động trong những lời ng­ời mẹ hát lên, tiếng hát tha thiết từ trái tim. Mặt trời, ánh sáng, những cái mà cây không thể thiếu, là phía hoa lá hướng về thì nằm trên đồiMặt trời, niềm tin và hi vọng của mẹ, là bé đang nằm trên lưng. Hình ảnh ẩn dụ (Mặt trời của mẹ) đã diễn tả sâu sắc ý nghĩa của con trong sự sống của mẹ. Ước mơ, khát vọng của mẹ hướng cả về con. Trong lời ru, mẹ giãi bày, thổ lộ ước mơ, khát vọng ấy :

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ th­ương a-kay, mẹ thư­ơng bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân…

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát m­ời Ka-lưi…

– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất n­ớc

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

Mai sau con lớn làm người Tự do…

Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, lời ru của người mẹ gửi gắm những ư­ớc mơ khác nhau. Song tất cả đều là ­ước vọng về con trong tư­ơng lai. Mẹ giã gạo, lời ru nhắn nhủ con hãy chắp ­ước mơ của mẹ cho “gạo trắng ngần“, ước mơ mai sau con trưởng thành với sức vóc “vung chày lún sân“. Mẹ tỉa bắp trên núi, lời ru nhắn nhủ con hãy chắp ước mơ của mẹ cho “hạt bắp lên đều“, mong ước mai sau con lớn có đư­ợc sức mạnh có thể “phát m­ười Ka-lưi“. Và trong khúc ru cuối bài thơ, là ư­ớc vọng của ngư­ời mẹ về ý chí, niềm tin vào tương lai chiến thắng, là mong mỏi con sẽ chắp ước mơ được thấy Bác Hồ của mẹ, khao khát Tự do cho đất nước, Tự do của mẹ, Tự do cho con.

Câu hát mỗi lúc một bay cao hơn, ước mơ của người mẹ mỗi lúc một lớn hơn, vư­ơn tới những điều đẹp đẽ, cao cả hơn, và niềm tin vững chắc, hi vọng vào t­ương lai cũng theo đó mà bay bổng, mang dáng vóc của anh hùng ca :

– Mai sau con lớn vung chày lún sân

– Mai sau con lớn phát mười Ka-lư­i

– Mai sau con lớn làm người tự do.

3. Trong sức mạnh “xẻ dọc Trường Sơn” năm xư­a, bư­ớc chân nào là bư­ớc chân của người mẹ Tà-ôi ?! Sức mạnh thần kì ấy bắt nguồn từ những nhọc nhằn, gian khó, từ những ước mơ của các mẹ đấy thôi ! Đất n­ước hài hoà nồng thắm, các mẹ lại hát ru muôn đời.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Dân tộc ta có những truyền thống cao quí mà nổi bật là truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Truyền thống ấy được phát huy từ tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, từ thành thị đến nông thôn, từ miền đồng bằng cho đến vùng rừng núi.

Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện truyền thống ấy một cách đặc sắc qua hình ảnh bà mẹ cõng con lên rẫy. Những lời người mẹ ru con bộc lộ sâu sắc tinh thần yêu nước cùng ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của đồng bào các dân tộc nói riêng và nhân dân ta nói chung.

2. Cách đọc:

– Đọc kĩ bài thơ và phần chú thích trong sách giáo khoa.

– Đọc diễn cảm cả bài thơ, chú ý cách ngắt nhịp trong các câu thơ để diễn tả tình cảm yêu thương tha thiết của người mẹ Tà-ôi với con và với cách mạng thể hiện qua lời ru dịu dàng, đằm thắm.