Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 (sách cũ) Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh...

Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Dàn bài Mb: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã tham gia cả hai...

Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Dàn bài Mb: - Nguyễn Quang Sáng là nhà văn đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc. Với cách viết dung dị, mộc mạc, các sáng tác của ông tập trung thể hiện vẻ đẹp về cuộc sống và con người Nam bộ trong chiến tranh cũng như hòa bình.

 Có thể coi (Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà viết trong thời chống Mĩ cứu nước. Truyện đã để lại nhiều suy nghĩ sâu sắc cho người đọc về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
Tb:
a/ Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt truyện và nêu chủ đề:
- “Chiếc lược ngà được viết 1966, tại chiến trường Nam Bộ, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Đây là một câu chuyện cảm động về tình cha con, đồng chí sâu nặng.
- Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn.
b/ Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Chiến tranh là tổn thương tình cảm gia đình.
- Tình vợ chồng: suốt mấy năm chồng đi kháng chiến, vợ chồng ông Sáu chỉ gặp nhau có mấy lần, những lần đi thăm rất khí khăn (qua rừng, xa xôi,…), mỗi lần chỉ gặp nhau vài ngày  họ sống trong nhờ thương, chờ đợi.
- Tình cha con:
Sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha:
- Lúc mới gặp ông Sáu, “con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”  nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.

- Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
- Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho  bị ông Sáu đánh  nó bỏ sang nhà bà ngoại.
 Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.
- Nguyên nhân: bé không nhận ông Sáu là ba vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt “không giống cái hình ba chụp với má”. Với lứa tuổi của mình, Thu không thể hiểu những tình thế éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Vậy mà, vết sẹo chiến tranh hằn trên gương mặt ông Sáu đã làm tâm hồn Thu rướm máu  hậu quả mà chiến tranh gây ra khiến con người xót xa.
- Ông Sáu rất đau lòng, thất vọng vì bé Thu không nhận mình:
- Xuồng chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy lên bờ gọi, đưa tay đón con, rất xúc động làm vết thẹo đỏ ửng giần giật, “giọng lặp bặp, run run”. Khi bé Thu chạy vụt đi, thét lên hoảng hốt, sợ hãi…  “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.
- Trong ba ngày phép, càng muốn gần gũi, yêu thương con, bé Thu càng lẫn tránh, lạnh lùng, vô lễ  ông càng đau khổ hơn (năm mới được gặp con, những ngày phép ngắn dần mà con không chịu nhận ba, không một lần được ôm con trìu mến…)
* Chiến tranh không thể hủy diệt tình cảm gia đình:
Tình vợ chồng:
Bà Sáu vẫn vượt đường xa, nguy hiểm đến thăm chồng; khi ông Sáu về phép, bà lo lắng chăm sóc cho chồng (lo chuẩn bị đồ đạc, xếp từng chiếc áo,…)
Tình cha con:
- Tình cảm thắm thiết mà ông Sáu dành cho con:
 Trong chuyến về phép thăm nhà: rất thương nhớ con lúc ở xa (lần nào cũng bảo vợ đưa con lên, đến lúc được về cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh); lúc mới thấy con: rất xúc động (giọng run run, vết sẹo đỏ giần giật…); luôn cố gắng kiềm chế nỗi bực dọc ngay cả khi con vô lễ; lúc chia tay, ông Sáu muốn ôm hôn con  sợ con không chịu, ông

chỉ nhìn con bằng đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”  khi Thu nhận cha, ông Sáu đã khóc vì sung sướng và xúc động.
 Lúc ở rừng, tại khu căn cứ: ông Sáu sung sướng khi tìm được khúc ngà (“hớt hải chạy về”, “hớn hở như trẻ con được quà”); lúc rỗi ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, khắc hàng chữ nhỏ với bao tình cảm “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”  lúc nhớ con, “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cây lược ông càng mong gặp con.
 Trong giờ phút cuối cùng, tình cha con vẫn da diết “không đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”  gửi cây lược cho đồng đội nhờ đưa cho con, lúc ấy mới nhắm mắt xuôi tay.
- Tình cảm bé Thu đối với cha:
Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên (Ba…a…a… Ba!)  tiếng “ba” mà nó cố đèn nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó. Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máu với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”  bé Thu đã hiểu, muốn bù đắp tình cảm những ngày qua  tình cảm với cha rất mãnh liệt.
a. Nhận xét đánh giá:
- Qua “Chiếc lược ngà”, người đọc nhận ra hậu quả tinh thần không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả.
- Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam,vẻ đẹp tâm hồn. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.
b. Nghệ thuật:
- Để thực hiện những điều trên, nhà văn đã sử dụng: tình huống độc đáo (cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, bé Thu không nhận cha. Lúc nhận ra thì ông Sáu lại phải ra đi (tình huống cơ bản). Ở khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm thương nhờ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng

Advertisements (Quảng cáo)

con nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao cho con món quà ấy. Xây dựng nhân vật khá thành công (bé Thu hiện lên đặc sắc, cụ thể, sinh động, tính cánh nhất quán, mạnh mẽ: cứng cỏi, ương ngạnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ, chân thành, mãnh liệt trong tình cảm; ông Sáu chân thành, sâu sắc rất mực yêu thương con và là một chiến sĩ kiên cường, giàu lòng yêu nước); chi tiết chiếc lược ngà đã nối kết hai cha con trong sự xa cách ngay cả khi ông đã hi sinh, là hiện thân của tình yêu thương, nỗi mong nhớ của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật của tình cha con sâu nặng.
- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Kb:
- Tác giả đã thể hiện thành công đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh. Đó là tình cha con (chủ yếu), tình vợ chồng thắm thiết gợi nhiều xúc động, suy nghĩ về tình cảm con người trong chiến tranh.
- Qua tác phẩm, người đọc hiểu thêm về chiến tranh và tình cảm con người trong chiến tranh.
- Thấy được tài năng của nhà văn.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)