Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 - Kết nối tri thức Bài 10.10 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 – Kết nối...

Bài 10.10 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 - Kết nối tri thức: Một bạn học sinh quan sát cây bút chì AB và ảnh A’B’ của cây bút chì bằng một thấu kính...

Vận dụng kiến thức về thấu kính. Vận dụng kiến thức giải Bài 10.10 - Bài 10. Kính lúp. Bài tập thấu kính trang 28, 29 - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 9 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Một bạn học sinh quan sát cây bút chì AB và ảnh A’B’ của cây bút chì bằng một thấu kính. Bạn học sinh đó thấy ảnh A′B′ cùng chiều và nhỏ hơn cây bút chì.

a) Hãy cho biết bạn học sinh đó đã dùng thấu kính gì.

b) Biết tiêu cự của thấu kính là f = 15 cm, khoảng cách từ cây bút chì tới thấu kính là d = 2f và độ cao của cây bút chì là AB = 12 cm. Hãy tính khoảng cách từ ảnh A′B′ đến thấu kính và độ cao của ảnh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về thấu kính

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ảnh A′B′ cùng chiều và nhỏ hơn vật nên đây là thấu kính phân kì.

Advertisements (Quảng cáo)

b)

Từ Hình 10.3G ta có \(\Delta ABO \sim \Delta A’B’O:\frac{{A’B’}}{{AB}} = \frac{{OA’}}{{OA}} = \frac{{d’}}{d}\) (1)

\[\Delta {\rm{OIF’}} \sim \Delta {\rm{A’B’F’: }}\frac{{A’B’}}{{OI}} = \frac{{A’F’}}{{OF’}} = \frac{{f - d’}}{f}\] (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\frac{{d’}}{d} = \frac{{f - d’}}{f}\)

Thay d = 2f, ta được: d’ = 10 cm

Thay d’ vào (1) ta được: \(A’B’ = \frac{1}{3}AB = 4(cm)\)

Vậy ảnh cao 4 cm và nằm trước thấu kính.