Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) SBT...

Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) SBT Văn lớp 9 tập 2 trang 99...

Giải câu 1, 2 trang 99 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Trình bày và giải thích tình cảm đặc biệt của con Bấc đối với Giôn Thoóc-tơn trong văn bản Con chó Bấc của Lân-đơn.. Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) SBT Ngữ Văn 9 tập 2 – Soạn bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

Advertisements (Quảng cáo)

1. Trình bày và giải thích tình cảm đặc biệt của con Bấc đối với Giôn Thoóc-tơn trong văn bản Con chó Bấc của Lân-đơn.

   Bài tập nhằm giúp em nắm vững văn bản Con chó Bấc. Chỉ cần suy nghĩ, làm văn miệng và ghi chép các ý vào sổ tay. Em cũng có thể trình bày dưới dạng một bài viết ngắn gọn khoảng một trang giấy khổ lớn.

   Chú ý các từ trình bày, giải thích và tình cảm đặc biệt. Bài tập yêu cầu trình bày bằng các dẫn chứng cụ thể có trong văn bản, những tình cảm đặc biệt của con chó Bấc đối với Giôn Thoóc-tơn, rồi giải thích, cũng bằng các dẫn chứng cụ thể có trong văn bản, những tình cảm đặc biệt ấy. Muốn làm nổi rõ những tình cảm đặc biệt của con chó Bấc đối với chủ, tất nhiên phải so sánh thái độ đối với chủ của Bấc và của những con chó khác được nhắc đến trong văn bản.

2. Chọn một vài nhân vật là con vật trong thơ ngụ ngôn của nhà văn Pháp La Phông-ten (ví dụ, ở các văn bản Thỏ và rùa, Con ve và con kiến, Chó sói và chiên con…) rồi đối chiếu với các phương diện dưới đây để rút ra kết luận về phương pháp của nhà văn Mĩ Lân-đơn khi xây dựng “nhân vật” Bấc trong văn bản Con chó Bấc :

a) Tên của con vật (cách đặt tên) ;

b) Các đặc điểm của con vật (riêng biệt hay chung của cả loài) ;

c) “Tiếng nói” của con vật (đúng hay không đúng như ở ngoài đời) ;

d) “Suy nghĩ” của con vật (trực tiếp hay qua lời người kể chuyện) ;

Advertisements (Quảng cáo)

e) Hành động của con vật (đúng hay không đúng như ở ngoài đời) ;

g) Rút ra kết luận.

 

   Bài tập nhằm giúp em hiểu sâu hơn nghệ thuật của Lân-đơn khi xây dựng “nhân vật” con chó Bấc. Để làm được bài tập này, phải tìm đọc một vài bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Ngay trong SGK Ngữ văn 9, tập hai, em có thể tìm đọc bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con ở phần Đọc thêm sau văn bản nghị luận của H. Tên nhan đề Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

   Em cần suy nghĩ kĩ, đối chiếu, trả lời miệng từng câu (a), (b), (c), (d), (e), (g) rồi ghi vào sổ tay. Mỗi câu trả lời nên cố gắng diễn giải chút ít để hiểu được cặn kẽ hơn. Chẳng hạn, ở câu (a), cả hai nhà văn đều đặt tên cho các con vật của mình, nhưng tên “Bấc” (danh từ riêng, viết hoa) không giống với các tên “Thỏ”, “Rùa”… (có thể là danh từ riêng viết hoa, đồng thời cũng là danh từ chung chỉ một loài vật, không viết hoa).