1. Sắp xếp các ý sau đây thành một đoạn văn sao cho hợp lí. Sau khi sắp xếp lại hãy chấm câu và viết hoa cho đúng.
(a) Trong văn bản tự sự, (b) nhưng dường như có mặt khắp nơi trong truyện ; (c) người kể chuyện thường không lộ diện ; (d) đó là người biết hết mọi việc ; (e) thường đưa ra những nhận xét đánh giá về nhân vật và sự việc ; (g) hiểu hết mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật và.
Đọc kĩ các ý và phân tích tính lô-gíc của các ý, sau đó sắp xếp lại cho hợp lí. Các ý ấy có thể xếp theo trình tự : (a), (c), (b), (d), (g), (e).
2. Ai là người kể chuyện trong đoạn văn sau :
Đám cưới khởi hành. Một ông cụ khòng lưng, râu tóc bạc phơ, mặc tấm áo thụng xanh cũng bạc phếch, hai tay ôm một bó hương đen quấn giấy đỏ, khói lên nghi ngút đi trước nhất. [...] Chú rể Hồi ăn mặc rất chững, nhưng nền. Đầu chít khăn lượt, đội nón chóp quai tua. Áo the cặp áo trắng. Cổ cồn là cứng duỗn ra. Chắc hơi đau nên thỉnh thoảng cứ ngọ nguậy cổ. Trong lần áo thấp thoáng dải lưng điều bỏ giọt. Quần chú cũng là cứng. Chân mang bít tất nâu nong vào đôi giày Gia Định bóng ngời. Bởi chân chú nẻ miếng, nở khía ra đầy xung quanh gót nên phải trang sức kiểu cách mà có ý giấu giếm khéo như vậy. Các bạn phần nhiều như anh Thoại anh Lục thì ăn mặc như lối chú rể. [...] Người ta chú ý nhìn cô dâu nhìn từng li từng tí, mặc dù vẫn chỉ là cô Ngây thường ngày. Ngây đi giữa đám cô Mơ, cô Khuyên, cô Hợi cô Quý và cô Lụa. Ai cũng ăn mặc từa tựa như nhau. Khăn sa tanh vấn lẳn, vắt vẻo cái đuôi gà, yếm lụa thì cổ xẻ, áo the không đóng khuy... Cô dâu thắt lưng nhiễu tam giang. Chiếc dây xà tích bạc lủng lẳng; lách cách, ở trong cái thắt lưng hoa hiên, ở trong nữa lại còn đôi dải yếm lụa bạch...
(Theo Tô Hoài)
Đoạn văn kể và tả lại quang cảnh một đám cưới ngày xưa. Người kể chuyện ở đây là "tác giả” - người kể chuyện ẩn mình, không lộ diện.
3. So với đoạn trích ở bài tập 2, cách kể ỏ đoạn trích sau có gì khác ? Hãy làm sáng tỏ bằng cách trả lời các câu hỏi sau : Người kể chuyện ở đây là ai ? Ngôi kể này có đặc điểm gì so với ngôi kể ở đoạn trên ?
Advertisements (Quảng cáo)
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi ! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đâu ngả vào cánh tay mẹ tôi tôi thấy những cảm giấc âm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trẩu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng)
Bài tập này yêu cầu so sánh đoạn văn của Nguyên Hồng với đoạn văn của Tô Hoài nêu ở bài tập 2 để rút ra những nhận xét về sự giống và khác nhau :
a) Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật "tôi” (ngôi thứ nhất) - chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
b) Ngôi kể này giúp cho người kể chuyện dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi”...