Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 28 trang 36 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 28 trang 36 SBT toán 9 - Cánh diều tập 2: Một trường trung học cơ sở có 2 học sinh nam và 2 học sinh nữ đạt giải cuộc thi...

Bước 1: Tính tổng số cách có thể sắp xếp 4 bạn thành 1 hàng ngang. Bước 2. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 28 trang 36 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 2 - Bài 4. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố . Một trường trung học cơ sở có 2 học sinh nam và 2 học sinh nữ đạt giải cuộc thi

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một trường trung học cơ sở có 2 học sinh nam và 2 học sinh nữ đạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Bốn bạn học sinh đó được xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang để nhận phần thưởng. Tính xác suất của biến cố I: “2 học sinh nữ được xếp không đứng cạnh nhau”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Bước 1: Tính tổng số cách có thể sắp xếp 4 bạn thành 1 hàng ngang.

Bước 2: Tính số kết quả cho 2 học sinh nữ đứng cạnh nhau.

Bước 3: Số cách xếp sao cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau = Bước 1 – Bước 2.

Advertisements (Quảng cáo)

Bước 3: Lập tỉ số giữa số liệu ở bước 3 và bước 1.

Answer - Lời giải/Đáp án

Có 2 học sinh nam và 2 học sinh nữ xếp thành hàng ngang, do đó có \(4.3.2.1 = 24\) cách sắp xếp (1).

Gọi hai học sinh nam là A, B và 2 học sinh nữ là C, D. Ta có 12 cách xếp để hai học sinh nữ C, D đứng cạnh nhau đó là: ACDB; ADCB; BCDA: BDCA: ABCD, ABDC: BACD; BADC: CDAB; CDBA: DCAB: DCBA (2).

Từ (1) và (2) ta có số cách xếp sao cho 2 học sinh nữ không đứng cạnh nhau là: \(24 - 12 = 12\)(cách). Do đó có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố I.

Vậy xác suất của biến cố I: "2 học sinh nữ được xếp không đứng cạnh nhau” là: \(P(I) = \frac{{12}}{{24}} = \frac{1}{2}\).

Advertisements (Quảng cáo)