Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Cánh diều Câu hỏi 3 trang 39 SBT Văn 9 Cánh diều: Lập dàn...

Câu hỏi 3 trang 39 SBT Văn 9 Cánh diều: Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê. Đọc kỹ đề, phân tích để, tìm ý...

Đọc kĩ đề, phân tích để, tìm ý. Từ các ý đã tìm được, HS lựa chọn. Giải Câu hỏi 3 trang 39 SBT Văn 9 Cánh diều - Bài tập Viết trang 39 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Lập dàn ý cho đề bài: Phân tích truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ đề, phân tích để, tìm ý. Từ các ý đã tìm được, HS lựa chọn, sắp xếp để tạo thành dàn ý ba phần. Cụ thể:

- Phân tích đề bài:

+ Yêu cầu về hình thức: bài văn phân tích tác phẩm truyện.

+ Yêu cầu về nội dung: truyện Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê (chủ đề, các đặc sắc nghệ thuật của truyện, đánh giá, nhận xét về hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc nghệ thuật).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tìm ý: HS tìm ý bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chủ đề của truyện Ông lão bên chiếc cầu là gì? Em co nhan xet như thế nào về chủ đề của truyện?

Advertisements (Quảng cáo)

+ Truyện Ông lão bên chiếc cầu có những đặc sắc nghệ thuật nào (về bối cảm nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh biểu tượng, ... )? Em sử dụng từ ngữ nào để thể hiện nhận xét, đánh giá của mình về mỗi đặc sắc nghệ thuật này?

+ Truyện gợi cho em thông điệp, cảm xúc, suy nghĩ gì?

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: giới thiệu tên truyện, tác giả, nêu nhận xét khái quát về truyện. Ví du Ông lão bên chiếc cầu là một truyện ngắn hay, hàm súc, giàu ý nghĩa, gợi cho người đọc những thông điệp sâu sắc về chiến tranh và số phận con người.

+ Thân bài:

· Nêu và nhận xét chủ đề của truyện: Truyện là tiếng nói phản đối chiến tranh bảy tỏ sự quan tâm sâu sắc đến số phận của những con người bình thường là nạn nhân của cuộc chiến.

· Phân tích nhân vật: Nhân vật ông lão - một nạn nhân của chiên tranh (tìm hiểu các chi tiết thể hiện nhân vật ông lão và phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó).

· Phân tích nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ: Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ hàm súc, ấn tượng (phân tích các yếu tố như ngôi kể, cốt truyện, các chi tiết đặc sắc, biểu tượng, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, ... ).

+ Kết luận: nhận xét khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện; nêu thông điệp và ý nghĩa của truyện.

Advertisements (Quảng cáo)