Câu 1
(Câu hỏi 1, SGK) Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần 1. Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?
Vận dụng kiến thức về bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội trong phần Kiến thức ngữ văn
- Đặc điểm bối cảnh: Thế kỉ XXI là sự phát triển của nền kinh tế tri thức, nhân loại bước sang một nên văn minh mới – văn minh trí tuệ; việc học suốt đời là chìa khoá để con người có thể mở cửa bước vào thể ki XXI một cách tự tin và thành công. Trong bối cảnh đó, con người cần phải trân trọng việc học, xác định đúng mục đích của việc học để biết cách học hiệu quả.
- Vấn đề nghị luận trong văn bản không chỉ có ý nghĩa thời sự (đang được quan tâm) mà còn mang ý nghĩa xã hội (có tính chất dẫn dắt, định hướng về tư tưởng) ý nghĩa nhân văn sâu sắc (giúp con người tích luỹ và làm giàu giá trị của bản thân với cộng đồng).
Câu 2
Có thể nhận biết nhanh hệ thống luận điểm của văn bản bằng cách nào?
A. Suy luận từ nhan đề của văn bản
B. Tìm tên từng phần trong văn bản đã đánh số
C. Đọc lướt những câu thể hiện ý chủ đề của các đoạn
D. Tập trung vào phần kết thúc của văn bản
Dựa vào đặc điểm hình thức của văn bản nghị luận
Đáp án B
Câu 3
(Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?
Lưu ý thông tin được cung cấp ở mục 1. Chuẩn bị trang 123 - 124
Trong văn bản Mục đích của việc học, tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự tăng dần mức độ và tầm quan trọng, đúng với trình tự khi nói tới bốn trụ cột giáo dục của UNESCO. Trật tự các luận điểm vì vậy không nên thay đổi thứ tự vì tính lô gích, khoa học của nó.
Câu 4
Việc nói tới bốn trụ cột giáo dục của UNESCO trong văn bản có tác dụng chủ yếu nào?
A. Thể hiện sự cập nhật với những nguồn thông tin mới trên thế giới
B. Bộc lộ sự hiểu biết sâu rộng của người viết về vấn đề nghị luận
C. Tạo căn cứ vững chắc và tính thuyết phục cao cho nội dung nghị luận
D. Cho thấy những tìm tòi, sáng tạo của tác giả khi xác định các luận điểm
Hiểu được một số đặc điểm căn bản của tổ chức UNESCO
Đáp án C
Câu 5
Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn bản Mục đích của việc học dưới đây là đúng hay sai?
Advertisements (Quảng cáo) Nhận xét |
Đúng |
Sai |
a) Vấn đề nghị luận được triển khai tường minh với các phần đánh số, tên mục rõ ràng. |
||
b) Giọng điệu nghị luận hùng hồn, sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, có sức biểu cảm. |
||
c) Cách triển khai nội dung của các luận điểm theo một cấu trúc thống nhất (lập luận phối hợp); chú ý nhấn mạnh tới mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của luận điểm. |
||
d) Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu để thể hiện quan điểm, bộc lộ thái độ của người viết; lập luận lô gích chặt chẽ giữa các phần của văn bản; giữa các đoạn trong mỗi phần,... |
Đọc kĩ nội dung, rút ra giá trị nghệ thuật
Nhận xét |
Đúng |
Sai |
a) Vấn đề nghị luận được triển khai tường minh với các phần đánh số, tên mục rõ ràng. |
X |
|
b) Giọng điệu nghị luận hùng hồn, sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, có sức biểu cảm. |
X |
|
c) Cách triển khai nội dung của các luận điểm theo một cấu trúc thống nhất (lập luận phối hợp); chú ý nhấn mạnh tới mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của luận điểm. |
X |
|
d) Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu để thể hiện quan điểm, bộc lộ thái độ của người viết; lập luận lô gích chặt chẽ giữa các phần của văn bản; giữa các đoạn trong mỗi phần,... |
X |
Câu 6
(Câu hỏi 4, SGK) Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?
Nhận ra được giá trị tư tưởng của văn bản thể hiện qua thái độ mà tác giả muốn khẳng định
- Thái độ mà tác giả muốn khẳng định: bốn trụ cột, cũng là bốn mục đíchquan trọng của việc học giúp cho mọi người có được nhận thức đúng đắn, tránh hiểusai lệch sẽ dẫn đến hệ luy đáng tiếc (học nhồi nhét vì thành tích; học lý thuyết suôngmà không biết vận dụng vào thực tế; tạo áp lực cho người học khiến việc học trởthành nặng nề, không hữu ích, ... ).
- Trong bối cảnh hiện nay, thông điệp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì muốn hướng tới nền văn minh trí tuệ thì con người phải coi trọng việc học; tích cực, tự giác “thực học” để trở thành người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hội nhập quốc tế.
Câu 7
(Câu hỏi 6, SGK) Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?
Liên hệ với thực tiễn
- Một số bất cập có thể kể đến như: chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ mục đích của việc học (học chủ yếu để ghi nhớ, để làm bài kiểm tra, bài thi; chưa chú trọng vận dụng kiến thức vào làm những việc cụ thể; chưa tích cực học hợp tác; chưa ý thức sâu sắc và có những hành động cụ thể cho mục đích cao nhất của việc học: học làm người (bồi dưỡng cả phẩm chất, đạo đức và phát triển năng lực của bản thân), ...
- Một số việc cần làm để góp phần khắc phục hạn chế đó: nhận thức sâu sắc, đúng đắn mục đích của việc học, trong đó, đích đến cuối cùng là học làm người (người tốt, người có ích cho xã hội); biết cách học đúng để đạt các mục đích; chấp nhận khó khăn, thử thách trong việc học để đạt được kết quả, ...