Câu hỏi/bài tập:
Hãy chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc hoạ nhân vật và chủ đề của tác phẩm
Gợi ý: Tình huống truyện giúp khắc hoạ nhân vật ông Hai và các nhân vật khác như thế nào? Tình huống truyện có vai trò gì trong diễn biển của các sự việc trong truyện? Tình huống truyện góp phần bộc lộ chủ đề của truyện ra sao?
Advertisements (Quảng cáo)
- Tình huống truyện đặt nhân vật ông Hai vào một bối cảnh gay cấn, một tình thế xung đột nội tâm, tạo cơ hội để nhân vật ông Hai bộc lộ toàn bộ diễn biến tâm lí phức tạp, đan xen nhiều trạng thái. Qua đó, tình cảm yêu làng, yêu nước của nhân vật được khắc hoạ cụ thể, sinh động, chân thực, ấn tượng, sâu sắc. Như vậy, tình huống truyện chủ yếu được khai thác dưới góc độ tâm lí.
- Tình huống truyện cũng giúp các nhân vật khác như: những người dân tản cư, bà Hai, bà chủ nhà, bác Thứ, những đứa con của ông Hai, những người dân ở vùng tản cư và các vùng khác nói chung (qua lời của bà chủ nhà, bà Hai) thể hiện thái độ, tình cảm, cách ứng xử trước sự việc mà “căn cứ”, “thước đo” của sự ứng xử đó đều dựa trên tình yêu nước trong bối cảnh thời chiến: trung thành, hết lòng với kháng chiến là bạn; theo Tây, lập tề, Việt gian là thù.
- Tình huống truyện thúc đẩy diễn biến của các sự việc trong cốt truyện, sự việc này kéo theo sự việc khác, đưa cốt truyện lên đến đỉnh điểm, được “cởi nút”, giải quyết, thông tin sai lạc được cải chính, ông Hai và tất cả mọi người đều vui mừng, đì làng quê của ông đã bị giặc tần phá hết cả nhưng điều quan trọng là làng ông vẫn kiên cưởng, một lòng một dạ thuỷ chung với cách mạng.
=> Như vậy, tình huông truyện có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn. Nó là một “khoảnh khác” đặc biệt được nhà văn phát hiện để qua đó phát triển cốt truyện, khắc hoạ nhân vật, khám phá đời sống, bộc lộ chủ để của tác phẩm. Tinh huống trong truyện ngăn này tựa như một “phép thử” mà kinh qua nó với tất cả các cung bậc cảm xúc, nhân vật ông Hai và các nhân vật khác đã bộc lộ tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Đây cũng là chủ để mà nhà văn Kim Lân muốn khẳng định.