Đọc từ câu “Hôm sau đem dâng tri huyện, quan thấy dế nhỏ quát Thành, Thành kể lại chuyện lạ, quan không tin, cho chọi thử với dế của người khác đều thắng, lại đem gà ra thử thì quả như lời Thành nói.” đến câu “Quan tỉnh lại trọng thưởng, không quá vài năm nhà Thành ruộng vườn trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê cả ngàn con, ra khỏi nhà thì mặc áo cừu cưỡi ngựa tốt, giàu sang hơn cả các nhà thế gia.” trong văn bản Dế chọi của Bồ Tùng Linh (SGK, tr. 21) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
Câu 1
Đoạn văn thuộc phần kết của câu chuyện. Dấu hiệu nào cho sau đây cho thấy điều đó?
A. Đoạn văn có độ dài vừa phải, số nhân vật không nhiều
B. Đoạn văn có những chi tiết mang tính chất kì ảo
C. Đoạn văn cho thấy kết cục của nhân vật chính
D. Đoạn văn tuy ngắn nhưng có nhiều sự việc được kể
Đọc kĩ đoạn văn
Đáp án: C
Câu 2
So sánh về tình cảnh của Thành ở bài tập 4 và ở đoạn trích này, phương án nào sau đây nói đúng kết quả so sánh
A. Hoàn toàn tương đồng
B. Hoàn toàn tương phản
C. Có 1 số điểm giống nhau
D. Có một số điểm khác nhau
Đọc kĩ đoạn văn
Đáp án: B
Câu 3
Yếu tố kì ảo của truyện được thể hiện rõ nhất ở câu văn nào sau đây?
A. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua
B. Mỗi khi nghe tiếng đàn sáo thì nó lại nhảy nhót theo điệu nhạc, mọi người càng lấy làm lạ
C. Tuần phủ cả mừng liền cho dế vào lồng hiến vua, dâng sớ tâu rõ cái hay của nó
Advertisements (Quảng cáo)
D. Hơn năm sau con Thành bình phục, kể rằng mình hóa thành dế, khỏe mạnh chọi giỏi, nay mới sống lại
Đọc kĩ đoạn văn
Đáp án: B
Câu 4
Qua nội dung của đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ gì?
A. Châm biếm kín đáo mà sâu sắc xã hội phong kiến đương thời
B. Đồng tình với cách phản ứng của tri huyện và tuần phủ đối với Thành
C. Vui mừng với kết cục tốt đẹp của số phận nhân vật Thành
D. Ngạc nhiên vì những sự việc lạ lùng xảy ra dẫn đến kết thúc có hậu
Đọc kĩ đoạn văn
Đáp án: A
Câu 5
Câu nào sau đây dùng từ bình phục không hợp lí?
A. Bệnh tình của cô ấy rất nặng, nhưng do được điều trị đúng phương pháp nên đã dần bình phục
B. Hơn năm sau, con Thành bình phục, kể rằng mình hóa thành dế, khỏe mạnh chọi giỏi, nay mới sống lại
C. Hôm nay làm việc nhiều, tôi rất mệt, nhưng sau khi được nghỉ ngơi, tôi nhanh chóng bình phục
D. Bác sĩ quả quyết rằng, sau khi mổ ruột thừa khoảng 1 tuần, bệnh nhân này sẽ bình phục
Đọc kĩ đoạn văn
Đáp án: C