Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 31 SBT Văn 9 – Kết nối tri...

Bài tập 3 trang 31 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức: Câu thoại “En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?...

Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn. Soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 - Bài 3 trang 31 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5. Đọc lại văn bản Lơ Xít trong SGK (tr. 123 - 126) và trả lời các câu hỏi...

Đọc lại văn bản Lơ Xít trong SGK (tr. 123 - 126) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu thoại “En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?/ Rô-đri-gơ tại nhà này! Rô-đri-gơ trước mắt ta sao!” thể hiện tâm trạng gì của Si-men

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu thoại “En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?/ Rô-đri-gơ tại nhà này! Rô-đri-gơ trước mắt ta sao!” thể hiện tâm trạng gì của Si-men là vô cùng kinh ngạc, không tin là Rô-đri-gơ lại đến gặp mình sau hành động tày trời như thế.


Câu 2

Tại sao Rô-đri-gơ muốn Si-men kết liễu đời chàng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Rô-đri-gơ muốn Si-men kết liễu đời chàng vì Rô-đri-gơ đã giết cha của Si-men.


Câu 3

Vì sao Si-men không trách cứ Rô-đri-gơ? Nêu những câu thoại thể hiện tình yêu của Si-men với Rô-đri-gơ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Si-men không trách cứ Rô-đri-gơ vì nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai, Rô-đri-gơ đã thực hiện bổn phận của mình là bảo vệ danh dự cho cha và dòng họ, chàng là 1 người chính trực. Vì vậy, chàng đến gặp Simen đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau của Si-men cũng như đứng về phía nàng để thôi thúc nàng hành động trả thù cho cha.

- Những câu thoại thể hiện tình yêu của Si-men với Rô-đri-gơ là

Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện

Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn

Chẳng buộc tội chàng đã tránh điều đê tiện...


Câu 4

Phân tích sự đối nghịch trong lời thoại của 2 nhân vật Si-men và Rô-đri-gơ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn


Câu 5

Ở đoạn thoại “Xin theo ý… đòi chàng thế mạng”, hai nhân vật Rô-đri-gơ và Si-men cùng thể hiện quan điểm về mối quan hệ giữa danh dự và tình yêu như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sự đối nghịch trong lời thoại của 2 nhân vật Si-men và Rô-đri-gơ

+ Si-men: Nàng giằng xé giữa tình yêu và bổn phận. Khi biết tin cha chết dưới tay Rô-đri-gơ, nàng đã xin nhà vua trừng trị chàng (Cha con chết, con đòi trả oán; Hãy lấy mạng trả thù, lấy máu đền nợ máu; kẻ sát nhân phải chịu tử hình). Nhưng khi tâm sự với En-vi-a, người chăm sóc Si-men, thì nàng lại bộc bạch nỗi niểm riêng của mình (Khi nghĩa vụ đòi ta rửa hận/ Mà lòng lại vẫn yêu người gây oán; Tình đắm say chống lại lòng căm phẫn/ Trong kẻ thù bắt gặp kẻ ta yêu; Ta đòi được đầu chàng, lại sợ đầu chàng rơi xuống)

+ Rô-đri-gơ: đứng trước bi kịch của sự lựa chọn: nghe theo tiếng gọi tình yêu hay phục tùng lý trí. Dù biết hành động của mình là có lỗi với người yêu, nhưng vì bổn phận, trách nhiệm, chàng vẫn phải làm.


Câu 6

Trong các câu thoại từ đầu đoạn trích đến “máu cha em còn đậm!”, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong từng trường hợp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu đặc biệt

Tác dụng

Thôi!

Ôi đau đớn!

Ôi! Mũi kiếm!

Bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói

En-vi-a!

Gọi - đáp

Một phút thôi

Xác định chính xác thời gian


Câu 7

“Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng 1 lúc!”

Lời thoại trên có dùng cả câu đặc biệt và câu rút gọn. Hãy chỉ ra tác dụng của hai kiểu câu này trong ngữ cảnh

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tác dụng của câu đặc biệt: Chua xót bấy! Dùng để bộc lộ cảm xúc, chua xót, cay đắng

- Tác dụng của câu rút gọn: Mất cha, lại phải mất chàng 1 lúc rút gọn chủ ngữ chỉ Si-men, nhằm nhấn mạnh nỗi mất mát vô cùng to lớn, cùng lúc mất đi 2 người đàn ông quan trọng nhất trong cuộc đời mình là cha và người yêu