Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim...

Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 100, 101, 102 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu...

Phân tích và giải Câu hỏi trang 100, Câu hỏi trang 101; Câu hỏi trang 102: CH1, CH2, Lý thuyết bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 100, 101, 102 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức. Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu...

Câu hỏi trang 100

Các phi kim như carbon, lưu huỳnh hay chlorine là những chất không thể thiếu trong công nghiệp cũng như cuộc sống hằng ngày. Tính chất của chúng có gì khác so với kim loại?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về các phi kim được học trong khoa học tự nhiên 7

Answer - Lời giải/Đáp án

Các phi kim có tính chất hoàn toàn khác so với kim loại như: không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim, không có tính dẻo.


Câu hỏi trang 101

Sử dụng hình 21.2, kết hợp với những hiểu biết của em trong thực tế, em hãy trình bày một số ứng dụng của các phi kim như carbon, lưu huỳnh, chlorine trong cuộc sống

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 21.2

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số ứng dụng của carbon: làm nguyên liệu đốt cháy cung cấp nhiệt cho các lò phản ứng; than chỉ làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì,…; kim cương làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính,…

Một số ứng dụng của lưu huỳnh: lưu hóa cao su, sản xuất dược phẩm, sản xuất sulfuric acid, sản xuất thuốc diệt nấm, sản xuất pháo hoa, diêm

Một số ứng dụng của chlorine: tẩy rửa, sản xuất nước javen, sản xuất dược phẩm, sản xuất chất dẻo,…


Câu hỏi trang 102 Câu hỏi 1

Giải thích tại sao trong phản ứng giữa kim loại và phi kim, phi kim thường nhận electron

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào cách hình thành liên kết hóa học

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì các kim loại thường nhường electron để đạt lớp vỏ ngoài của khí hiếm, nên các phi kim nhận electron để đạt lớp vỏ ngoài của khí hiếm


Câu hỏi trang 102 Câu hỏi 2

Lấy ví dụ minh họa sự khác nhau giữa kim loại và phi kim về tính chất vật lý và tính chất hóa học

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tính chất vật lý và hóa học của phi kim

Answer - Lời giải/Đáp án

Phi kim (Ví dụ: lưu huỳnh)

Kim loại (Ví dụ: nhôm)

Tính chất vật lí

Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, chất rắn ở điều kiện thường, màu vàng, không mùi, khôn tan trong nước

Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim, tính dẻo. Chất rắn ở điều kiện thường

Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại:

O2 + S \( \to \)SO2

Tác dụng với dung dịch acid

4Al + 3O2 \( \to \)2Al2O3


Advertisements (Quảng cáo)