Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 17 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri...

Câu hỏi trang 17 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng...

Vận dụng công thức tính thế năng trọng trường: Wt = P. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 17 SGK Khoa học tự nhiên (KHTN) 9 Kết nối tri thức Bài 2. Động năng. Thế năng.

1. So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai

2. Một công nhân vác một bao xi măng có trọng lượng 500N trên vai, đứng trên sân thượng tòa nhà cao 20m so với mặt đất. Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m. Tính thế năng trọng trường của bao xi măng trong hai trường hợp sau:

a) Chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà.

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng công thức tính thế năng trọng trường: Wt = P.h

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

Thế năng trọng trường được xác định bởi công thức: Wt = P.h = m.g.h

Advertisements (Quảng cáo)

Thế năng tỉ lệ thuận với khối lượng và độ cao của vật so với gốc thế năng vì thế nếu ở cùng độ cao nhưng khối lượng vật A gấp 3 lần khối lượng vật B thì thế năng trọng trường của vật A lớn hơn vật B 3 lần

2.

a) Chọn mốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà

Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m

Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.1,4 = 700 J

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất

Độ cao của bao xi măng so với mặt đất là: h’ = 20 + 1,4 = 21,4 m

Thế năng trọng trường của bao xi măng là: Wt = P.h = 500.21,4 = 10 700 J