? mục 1
Sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự thế giới cuối thế kỉ XX được định hình theo xu hướng nào?
- Đọc kĩ phần 1. Trật tự thế giới cuối thế kỉ XX (SGK trang 28).
- Chi ra xu hướng được định hình trong thời gian này.
Cuối thế kỉ XX, trật tự thế giới dần được định hình theo xu hướng đơn cực, trong đó Mỹ là siêu cường duy nhất, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga có vai trò, ảnh hưởng nhất định trong phạm vi khu vực
? mục 2
Hãy trình bày xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI. Tại sao Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực?
- Đọc kĩ phần 2. Xu hướng hình thành trật tự thế giới mới vào đầu thế kỉ XXI (SGK trang 112)
- Chỉ ra lý do Mỹ không thể tiếp tục duy trì trật tự thế giới đơn cực
Giới cầm quyền Mĩ đã ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Sự kiện ngày 11-9-2001 đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và cả trong quan hệ quốc tế.
Luyện tập
Hoàn thành băng thông tin theo gợi ý dưới đây
Xu hướng hình thành trật tự thế giới |
Advertisements (Quảng cáo) Cuối thế kỉ XX |
Đầu thế kỉ XX |
- Chỉ ra các sự kiện quan trọng cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XX
Xu hướng hình thành trật tự thế giới |
Cuối thế kỉ XX |
Đầu thế kỉ XX |
Trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc. |
Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” âm mưu bá chủ thế giới. |
Vận dụng
Theo em, tuyên bố “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” phản ảnh Việt Nam hướng đến xu hướng nào của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (1991)?
- Chỉ ra phản ảnh Việt Nam hướng đến xu hướng nào của trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển