Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo Bài 9: Chiến tranh lạnh ( 1947 – 1989) lịch sử và...

Bài 9: Chiến tranh lạnh ( 1947 - 1989) lịch sử và địa lý 9 Chân trời sáng tạo: Tại sao Chiến tranh lạnh xảy ra? Em có nhận xét gì về mục đích phát động Chiến tranh lạnh của...

Vận dụng kiến thức giải mục 1, ? mục 2, Luyện tập, Vận dụng Bài 9: Chiến tranh lạnh ( 1947 - 1989) SGK lịch sử và địa lí 9 Chân trời sáng tạo - Chủ đề 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991. Tại sao Chiến tranh lạnh xảy ra? Em có nhận xét gì về mục đích phát động Chiến tranh lạnh của Mỹ?...

? mục 1

Tại sao Chiến tranh lạnh xảy ra? Em có nhận xét gì về mục đích phát động Chiến tranh lạnh của Mỹ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh (SGK trang 44)

- Chỉ ra tại sao và nhận xét về mục đích của Chiến tranh lạnh

Answer - Lời giải/Đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trở nên mâu thuẫn, căng thẳng kéo dài, áp đảo lẫn nhau, sự thù địch lẫn nhau; mâu thuẫn giữa 2 phe Tư bản chủ nghĩa (Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô khởi xướng)

Việc phát động chiến tranh lạnh cũng là nhằm mục đích ngăn cản và tiến tới xoá bỏ Liên Xô và những nước xã hội chủ nghĩa


? mục 2

Hãy nêu các biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh. Tư liệu 9.5 cho em biết điều gì về hậu quả của Chiến tranh lạnh?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh (SGK trang 46)

- Đọc kĩ tư liệu 9.5 (SGK trang 47)

- Chỉ ra các biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh

Answer - Lời giải/Đáp án

Biểu hiện:

- Mĩ và các nước đế quốc:

+ Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.

Hậu quả:

Advertisements (Quảng cáo)

- Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Việc các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Chiến tranh lạnh tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị của thế giới.

- Chiến tranh lạnh đã khiến cho hàng triệu người chết và tàn phế vì các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới.


Luyện tập

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh (1947 – 1989).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ phần 2. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh (SGK trang 46)

- Chỉ ra nguyên nhân biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh

Answer - Lời giải/Đáp án


Vận dụng

Sưu tầm thông tin trên internet, một số hình ảnh về vị trí nơi đất nước bị chia cắt do tác động của Chiến tranh lạnh ở Đức, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên và ghi chú thích ở dưới mỗi bức hình

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Sưu tầm trên internet hình ảnh về vị trí đất nước bị chia cắt

Answer - Lời giải/Đáp án

Chiến tranh lạnh gây ra tình trạng chia cắt lãnh thổ tại Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Nhân dân hai miền Nam, Bác đã phải hy sinh nhiều sức người, sức của để chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh cũng gây ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hậu quả từ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.

Sau tháng 8/1945, Mỹ và Liên Xô phải tổ chức một Uỷ ban Liên hợp giúp cho Triều Tiên thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng vì giữa Mỹ và Liên Xô vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề quan trọng chưa nhất trí, cho nên đến năm 1948 vẫn chưa thành lập được chính phủ lâm thời của Triều Tiên. Tháng 8/1948, tại miền Nam Triều Tiên thành lập nước Dân quốc Đại Hàn. Tháng 9 năm ấy, ở miền Bắc Triều Tiên thành lập nước CHDCND Triều Tiên. Vì đây là hai chính phủ có tính chất không giống nhau cho nên khó cử hành được cuộc phổ thông đầu phiếu toàn dân tộc. Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Đây là một biến cố hiếm hoi khi Chiến tranh Lạnh biến thành nóng, đặt Mỹ và đồng minh ở thế đối nghịch với Liên Xô, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc.

Xây dựng bức tường Berlin.

Advertisements (Quảng cáo)