Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo Hãy trình bày những nét về phong trào dân tộc dân chủ...

Hãy trình bày những nét về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930 Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả...

Đọc kĩ phần 1. Phong trào đấu tranh của tư sản. Trả lời (?) Câu hỏi mục 1 - Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930 - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy trình bày những nét về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930

Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chỉ trong những năm 1918 – 1930?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 - 1930

- Chỉ ra những nét về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam

- Chỉ ra ý nghĩa của sự kiện đòi thả Phan Bội Châu và lễ truy điệu tang Phan Bội Châu

Answer - Lời giải/Đáp án

Yêu cầu 1

- Những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918-1930.

- Trong những năm 1918-1930, phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp,

Advertisements (Quảng cáo)

- Giai cấp tư sản đi đầu trong phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919). Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923) còn có sự tham gia của cả giai cấp địa chủ.

- Tầng tiểu tư sản có nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi, như:

+ Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã...;

+ Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rạn, An Nam trẻ….

+ Một số tổ chức chính trị sơ khai đã ra đời làm nòng cốt trong phong trào yêu nước, như: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..

+ Tổ chức các phong trào đấu tranh như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),...tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên,... khởi đầu cuộc đấu tranh bằng việc xuất bản các tờ báo như: Chuông rè, An Nam trẻ,..., lập ra các nhà xuất bản như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã,... để truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ. Sau đó, họ lập ra các tổ chức chính trị như Thanh niên cao vọng (1923), Việt Nam Nghĩa đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đàng Thanh niên (1926),... làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh yêu nước. Hai cuộc đấu tranh có tiếng vang nhất là đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và lễ truy điệu, đề tang Phan Châu Trinh (1926)….

- Yêu cầu 2

Sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918- 1930, vì:

+ Sự kiện này diễn ra trên quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;

+ Sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh cũng góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc và khơi dậy ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam.