Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo Trước ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã có...

Trước ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”...

Yêu cầu 1. Phân tích và giải (?) Câu hỏi mục 1 - Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thức dân Pháp xâm lược (1946 - 1950) - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

- Trước ngày 19 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã có những hành động gây chiến như thế nào? Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích như thế nào về lý do nhân dân Việt Nam buộc phải kháng chiến?

- Dựa vào tư liệu 15.1, 15.2 và 15.3, hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

- Đọc kỹ phần 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), (SGK trang 75)

- Chỉ ra những hành động gây chiến của Pháp và giải thích lý do nhân dân buộc phải kháng chiến

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Yêu cầu 1

- Đọc kỹ phần 1. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (năm 1946), (SGK trang 75)

- Chỉ ra những hành động gây chiến của Pháp và giải thích lý do nhân dân buộc phải kháng chiến

Yêu cầu 2

- Đọc kỹ tư liệu 15.1, 15.2 và 15.3 (SGK trang 76)

- Chỉ ra nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

Answer - Lời giải/Đáp án

Yêu cầu 1

Advertisements (Quảng cáo)

– Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược:

+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.

+ Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.

+ Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…

Ngày 18/12/1946, quân Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ dành toàn quyền hành động vào sáng ngày 20/12/1946.

– Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 18 – 12 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

– Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Nếu tiếp tục nhân nhượng, thuận theo những điều kiện lúc này của thực dân Pháp thì đồng nghĩa với việc trao độc lập, chủ quyền của ta cho chúng. Nhân dân ta chỉ còn một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên.

Yêu cầu 2

Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác định đường lối kháng chiến:

1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là sự tiếp tục của cuộc Cách mạng tháng Tám.

2. Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc.

3. Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,văn hoá.

4. Tự lực cánh sinh: Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.

5. Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công.