Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cánh diều Giải mục 1 trang 61, 62, 63 Toán 9 Cánh diều tập...

Giải mục 1 trang 61, 62, 63 Toán 9 Cánh diều tập 1: Mỗi biểu thức sau có phải là một căn thức bậc hai hay không?...

Giải HĐ1, LT1, LT2, HĐ2, LT3 mục 1 trang 61, 62, 63 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều Bài 3. Căn thức bậc hai và căn thức bậc ba của biểu thức đại số. Cửa hàng điện máy trưng bày một chiếc ti vi màn hình phẳng 55in, tức là độ dài đường chéo của màn hình tivi bằng 55in (1in = 2, 54cm)...Mỗi biểu thức sau có phải là một căn thức bậc hai hay không?

Hoạt động1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 61

Cửa hàng điện máy trưng bày một chiếc ti vi màn hình phẳng 55in, tức là độ dài đường chéo của màn hình tivi bằng 55in (1in = 2,54cm). Gọi \(x\left( {in} \right)\) là chiều rộng của màn hìn tivi (Hình 5). Viết công thức tính chiều dài của màn hình ti vi theo \(x\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng định lý Py – ta – go để tính chiều dài của màn hình tivi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Chiều dài của màn hình ti vi là: \(\sqrt {{{55}^2} - {x^2}} \).


Luyện tập1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 62

Mỗi biểu thức sau có phải là một căn thức bậc hai hay không?

a. \(\sqrt {2x - 5} \).

b. \(\sqrt {\frac{1}{x}} \).

c. \(\frac{1}{{x + 1}}\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào định nghĩa căn thức bậc hai để xác định.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Biểu thức \(\sqrt {2x - 5} \) là một căn thức bậc hai vì \(2x - 5\) là một biểu thức đại số.

b. Biểu thức \(\sqrt {\frac{1}{x}} \) là một căn thức bậc hai vì \(\frac{1}{x}\) là một biểu thức đại số.

c. Biểu thức \(\frac{1}{{x + 1}}\) không là một căn thức bậc hai.


Luyện tập2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 62

Tính giá trị của \(\sqrt {2{x^2} + 1} \) tại:

a. \(x = 2\);

b. \(x = - \sqrt {12} \).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thay giá trị của \(x\) vào biểu thức đại số để tính giá trị của nó.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Thay \(x = 2\) vào biểu thức, ta được:

Advertisements (Quảng cáo)

\(\sqrt {{{2.2}^2} + 1} = \sqrt 9 = 3\).

b. Thay \(x = - \sqrt {12} \) vào biểu thức, ta được:

\(\sqrt {2.{{\left( { - \sqrt {12} } \right)}^2} + 1} = \sqrt {25} = 5\).


Hoạt động2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 62

Cho căn thức bậc hai \(\sqrt {x - 1} \). Biểu thức đó có xác định hay không tại mỗi giá trị sau?

a. \(x = 0\).

b. \(x = 1\).

c. \(x = 2\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thay giá trị của x vào biểu thức đại số để xét xem nó có xác định hay không.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Thay \(x = 0\) vào biểu thức, ta được: \(\sqrt {0 - 1} = \sqrt { - 1} \).

Vậy biểu thức đã cho không xác định.

b. Thay \(x = 1\) vào biểu thức, ta được: \(\sqrt {1 - 1} = \sqrt 0 = 0\).

Vậy biểu thức đã cho xác định.

c. Thay \(x = 2\) vào biểu thức, ta được: \(\sqrt {2 - 1} = \sqrt 1 = 1\).

Vậy biểu thức đã cho xác định.


Luyện tập3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 63

Tìm điều kiện xác định cho mỗi căn thức bậc hai sau:

a. \(\sqrt {x + 1} \);

b. \(\sqrt {{x^2} + 1} \).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào định nghĩa điều kiện xác định cho căn thức bậc hai để giải bài toán.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. \(\sqrt {x + 1} \) xác định khi \(x + 1 \ge 0\) hay \(x \ge - 1\).

b. \(\sqrt {{x^2} + 1} \) xác định khi \({x^2} + 1 \ge 0\) (đúng \(\forall x \in \mathbb{R}\)).