Gieo hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 12”;
B: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 8”.
- Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là Ω, là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
- Tính các kết quả thuận lợi của biến cố.
Advertisements (Quảng cáo)
- Sau đó tính xác suất các biến cố dựa vào: Xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A), được xác định bởi công thức: P(A)=n(A)n(Ω), trong đó n(A) là số các kết quả thuận lợi cho A; n(Ω) là số các kết quả có thể xảy ra.
Ω = {(i;j) | 1≤ i ≤ 6; 1 ≤ j ≤6} suy ra n(Ω) = 36.
Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 6), (6; 2), (3; 4), (4; 3).
Xác suất xảy ra biến cố A là: P(A) = 436=19.
Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (3; 5), (5; 3), (2; 6), (2; 6), (4; 4).
Xác suất xảy ra biến cố B là: P(B) = 536.