Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 6 trang 82 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1:...

Bài 6 trang 82 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1: Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?...

Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình - Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để xác định khoảng cách. Hướng dẫn cách giải/trả lời bài tập 6 trang 82 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Đường tròn. Cho hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C, D, AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB (Hình 21)... Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hai đường tròn (A; 6 cm) và (B; 4 cm) cắt nhau tại C, D, AB = 8 cm. Gọi I, K lần lượt là giao điểm của hai đường tròn đã cho với đoạn thẳng AB (Hình 21).

a) Tính độ dài của các đoạn thẳng CA, CB, DA và DB.

b) Điểm I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

c) Tính độ dài của đoạn thẳng IK.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ dữ liệu đề bài để vẽ hình

- Dựa vào khoảng cách từ tâm tới các điểm nằm trên đường tròn để xác định khoảng cách.

- Chứng minh I nằm giữa AB và khoảng cách IA = IB nên I là trung điểm của AB.

- Chứng minh I nằm giữa AK và AI + IK = AKrồi suy ra khoảng cách IK.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (A; 6 cm) nên CA = DA = 6 cm.

Hai điểm C và D nằm trên đường tròn (B; 4 cm) nên CB = DB = 4 cm.

b) Trên tia BA có BI = 4 cm; AB = 8 cm

nên BI < AB suy ra I nằm giữa A và B (1)

Suy ra AI + IB = AB nên AI = AB – IB = 8 – 4 = 4 cm

Do đó: AI = BI (= 4 cm) (2)

Từ (1) và (2) suy ra I là trung điểm của AB

c) Trên tia AB có AI = 4 cm; AK = 6 cm

Vì AI < AK nên điểm I nằm giữa A và K

Suy ra AI + IK = AK

Suy ra IK = AK – AI = 6 – 4 = 2 cm.