Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cùng khám phá Bài 1.15 trang 23 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Một...

Bài 1.15 trang 23 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Một nhà hàng buffet có một mức giá cho người lớn và một mức giá khác cho trẻ em...

Lập hệ phương trình; + Giải hệ phương trình; + Kiểm tra nghiệm có thỏa mãn điều kiện của ẩn rồi trả lời cho bài toán ban đầu. Trả lời bài tập 1.15 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Một nhà hàng buffet có một mức giá cho người lớn và một mức giá khác cho trẻ em...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một nhà hàng buffet có một mức giá cho người lớn và một mức giá khác cho trẻ em. Gia đình ông An gồm hai người lớn và ba trẻ em thanh toán 1 260 000 đồng khi vào nhà hàng. Gia đình ông Vương gồm ba người lớn và một trẻ em thanh toán 1 120 000 đồng khi vào nhà hàng. Xác định giá buffet của mỗi người lớn và mỗi trẻ em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Lập hệ phương trình;

+ Giải hệ phương trình;

+ Kiểm tra nghiệm có thỏa mãn điều kiện của ẩn rồi trả lời cho bài toán ban đầu.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Gọi \(x\) (đồng) và \(y\) (đồng) \(\left( {x;y > 0} \right)\) lần lượt là giá buffet của một người lớn và một trẻ em.

Vì gia đình ông An gồm hai người lớn và ba trẻ em thanh toán 1 260 000 đồng nên \(2x + 3y = 1260000\).

Vì gia đình ông Vương gồm ba người lớn và một trẻ em thanh toán 1 120 000 đồng nên \(3x + y = 1120000\).

Do đó ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y = 1260000\\3x + y = 1120000\end{array} \right.\).

Giải hệ phương trình trên, ta được \(x = 300000\) (đồng) và \(y = 220000\) (đồng).

Ta thấy \(x = 300000\) và \(y = 220000\) thỏa mãn điều kiện \(x;y > 0\).

Vậy giá buffet của một người lớn và một trẻ em lần lượt là 300000 đồng và 220000 đồng.