Hoạt động1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 29
Trong một thang máy có viết thông báo: “Tải trọng không vượt quá 1000kg”.
a) Những tải trọng nào sau đây có thể được chấp nhận bởi thang máy này? Giải thích vì sao.
900kg;
1000kg;
825kg;
1023kg.
b) Gọi \(a\) là trọng tải mà thang máy cho phép. Hỏi \(a\) có thể nhận những giá trị nào?
So sánh với 1000kg để so sánh.
a) Do 900kg nhỏ hơn 1000kg nên 900kg được chấp nhận bởi thang máy.
Do 1000kg bằng 1000kg nên 1000kg được chấp nhận bởi thang máy.
Do 825kg nhỏ hơn 1000kg nên 825kg được chấp nhận bởi thang máy.
Do 1023kg lớn hơn 1000kg nên 1023kg không được chấp nhận bởi thang máy.
b) \(a\) có thể nhận những giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 1000kg.
Luyện tập1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 30
Chỉ ra các bất đẳng thức trong những hệ thức sau:
\(1,5 > \sqrt 2 \);
\(\frac{3}{4} = 0,75\);
\(100 < {5^3}\);
\({2.3^2} = 3.6\);
\(2\pi \ge 6\);
\(5 + \left( { - 4} \right) \le 2\).
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.
Các bất đẳng thức trong các hệ thức trên là: \(1,5 > \sqrt 2 ;\,\,100 < {5^3};\,\,2\pi \ge 6;\,\,5 + \left( { - 4} \right) \le 2\).
Vận dụng1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 30
Bạn Hùng cho biết: “Số tiền mình dùng để mua sách vở và các dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới chưa đến 500 nghìn đồng”.
Bạn Lan nói: “Ngày Chủ nhật vừa qua mình đã đọc ít nhất là 60 trang sách truyện”.
Gọi \(a\) (nghìn đồng) là số tiền bạn Hùng đã dùng để mua sách vở và dụng cụ học tập, \(b\) là số trang sách mà bạn Lan đã đọc trong ngày Chủ nhật. Hãy viết các bất đẳng thức diễn đạt thông báo của hai bạn Hùng và Lan.
Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.
+ Bạn Hùng cho biết: “Số tiền mình dùng để mua sách vở và các dụng cụ học tập chuẩn bị cho năm học mới chưa đến 500 nghìn đồng” nên ta có \(a \le 500\).
+ Bạn Lan nói: “Ngày Chủ nhật vừa qua mình đã đọc ít nhất là 60 trang sách truyện” nên ta có \(b > 60\).
Vận dụng2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 30
Trong công viên giải trí X có những trò chơi dành riêng cho trẻ em ở độ tuổi theo quy định. Dưới đây là biển thông báo đối với các trò chơi A, B, C, D:
Gọi \(m\) là tuổi (tính tròn năm) của một trẻ em vào chơi công viên. Đối với mỗi thông báo, hãy viết bất đẳng thức mô tả điều kiện của \(m\) để bạn đó được phép tham gia trò chơi.
Dựa vào định nghĩa bất đẳng thức để trả lời câu hỏi.
+ Đối với trò chơi A: “Dành cho trẻ em dưới 12 tuổi” nên ta có \(m < 12\).
+ Đối với trò chơi B: “Dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên” nên ta có \(m \ge 12\).
+ Đối với trò chơi C: “Cấm trẻ em từ 12 tuổi trở xuống” nên ta có \(m > 12\).
+ Đối với trò chơi D: “Cấm trẻ em trên 12 tuổi” nên ta có \(m \le 12\).