Hoạt động (HĐ) 3
Giải câu hỏi Hoạt động 3 trang 65 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Trong một thí nghiệm, bạn Mai thả một khối sắt hình trụ có chiều cao h = 6,5 cm, bán kính đáy r = 3,5 cm vào một bình chia độ đang chứa 500 ml nước. Sau khi khối sắt chìm hẳn xuống, bạn Mai thấy mực nước trong bình tăng lên vạch 750ml. Biết 1 ml = 1 cm3.
a) Dựa vào mực nước tăng lên trong bình, hãy tính thể tích của khối sắt.
b) Gọi S là diện tích đáy của khối sắt. So sánh tích S.h với kết quả ở câu a và rút ra nhận xét.
Dựa vào diện tích đường tròn: S = \(\pi {r^2}\) rồi so sánh với câu a.
a) Sự chênh lệch mực nước giữa trước và sau khi cho khối sắt là:
750 – 500 = 250 ml = 250 cm3
Thể tích của khối sắt là 250 cm3.
a) Diện tích đáy của khối sắt là:
S = \(\pi .3,{5^2} = 12,25\) cm2
Suy ra S.h = \(12,25\pi \).6,5 \( \approx 250\) bằng với kết quả câu a
Nhận xét: Thể tích của hình trụ bằng diện tích đáy nhân chiều cao.
Luyện tập (LT) 3
Hướng dẫn giải câu hỏi Luyện tập 3 trang 66SGK Toán 9 Cùng khám phá
Tính chiều cao và thể tích của một hình trụ có bán kính đáy bằng 5 cm và diện tích xung quanh bằng \(30\pi \)cm2.
Advertisements (Quảng cáo)
Diện tích xung quanh hình trụ \({S_{xq}} = 2\pi rh\) (với r là bán kính đáy và h là chiều cao hình trụ).
Dựa vào thể tích hình trụ: V = \(\pi {r^2}h\) (với r là bán kính đáy và h là chiều cao hình trụ)
Ta có: \({S_{xq}} = 2\pi rh = 30\pi \)
suy ra h = \(\frac{{30\pi }}{{2\pi .5}} = 3\) cm.
Thể tích hình trụ là:
V = \(\pi {r^2}h = \pi {.5^2}.3 = 75\pi \) (cm3).
Vận dụng (VD) 2
Đáp án câu hỏi Vận dụng 2 trang 66SGK Toán 9 Cùng khám phá
Tính thể tích nhựa cần dùng để sản xuất đoạn ống nhựa có kích thức như Hình 9.9.
Dựa vào thể tích hình trụ: V = \(\pi {r^2}h\) (với r là bán kính đáy và h là chiều cao hình trụ)
Thể tích cả đoạn ống nhựa là:
V = \(\pi {r^2}h = \pi .1,{5^2}.4 = 9c{m^3}\)
Thể tích lõi trong ống nhựa là:
Vlõi \( = \pi {r^2}h = \pi .{\left( {\frac{{3 - 2.0,3}}{2}} \right)^2}.4 = 5,76c{m^3}\)
Thể tích nhựa cần dùng là:
Vnhựa = 9 – 5,76 = 3,24 cm3.