Biểu đồ tranh sau đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 9B bình chọn phần mềm học trực tuyến được yêu thích nhất:
Lập bảng tần số tương đối cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ tranh trên.
+ Tính tần số tương ứng với các giá trị trong mẫu dữ liệu: Số học sinh thích phần mềm = 2. số biểu tượng của phần mềm yêu thích.
+ Tính tần số tương đối ứng với các giá trị trong mẫu dữ liệu: Giá trị \({x_i}\) có tần số \({m_i}\) thì có tần số tương đối là: \({f_i} = \frac{{{m_i}}}{n}.100\left( \% \right)\) với m là tổng tất cả các tần số có trong mẫu số liệu.
+ Lập bảng tần số tương đối:
Số học sinh thích phần mềm Skype là: \(2.3 = 6\) (học sinh)
Số học sinh thích phần mềm Zoom là: \(2.11 = 22\) (học sinh)
Số học sinh thích phần mềm Google Meet là: \(2.6 = 12\) (học sinh)
Tổng số học sinh của lớp là: \(n = 6 + 22 + 12 = 40\) (học sinh)
Do đó, tần số tương đối của số bạn thích phần mềm Skype, Zoom, Google Meet lần lượt là:
\({f_1} = \frac{6}{{40}} = 15\% ;\\{f_2} = \frac{{22}}{{40}} = 55\% ;\\{f_3} = \frac{{12}}{{40}} = 30\% \)
Ta có bảng tần số tương đối như sau: