Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu 4 trang 42 Văn 9 Cánh diều: Tìm các biện pháp...

Câu 4 trang 42 Văn 9 Cánh diều: Tìm các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần trong những câu dưới đây. Chỉ ra tác dụng của chúng. a) Đoạn trường thay lúc phân kì...

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần. Trả lời Câu hỏi 4 trang 42 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều - Thực hành tiếng Việt bài 7.

Tìm các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần trong những câu dưới đây. Chỉ ra tác dụng của chúng.

a)

Đoạn trường thay lúc phân kì,

Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.

(Nguyễn Du)

b)

Tài cao phận thấp chí khí uất,

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

(Tản Đà)

c)

Bác đi... Di chúc giục lòng ta

Cho cả muôn đời một khúc ca

(Tố Hữu)

d)

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

(Tố Hữu)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

a. Trong hai câu thơ Truyện Kiều, tác giả dùng hai từ láy: khấp khểnh, gập ghềnh.

- Ở mỗi từ láy, có điệp âm đầu (kh – kh, g – gh) và chuyển đổi vần âp – ênh.

- Hai từ láy điệp vần âp – ênh.

Tác dụng: tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc. Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt với gia đình để bán mình cho Mã Giám Sinh.

b.

Advertisements (Quảng cáo)

Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất ( sắc ).

Tác dụng: Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao. Câu : giang hồ mê chơi quên quê hương.

Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Tác dụng: Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

c.

Điệp vần “i” (đi, di), “a” (ta, cả, ca)

Tác Dụng: Câu thơ chủ yếu Tạo ra sự tôn kính, thể hiện sự xót thương

d.

Gieo vần "an” và điệp vần "ương” (đường - dương - sương), điệp vần "ăng” (trắng - nắng).

Sử dụng chủ yếu là vần bằng (Hai câu thơ mười bốn chữ có tới mười thanh bằng) nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với những âm mở, khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn. Tiếng reo vui hân hoan cũng là một lời san sẻ với người mình yêu thương, với quê hương, đất nước mình.

Cách 2:

Câu

Biện pháp điệp thanh, điệp vần

Tác dụng

a

khấp khểnh, gập ghềnh

tạo ra hình ảnh con đường mấp mô, vó ngựa và bánh xe luôn luôn ở trạng thái chuyển động khó khăn, xóc nảy, trục trặc. Đồng thời cũng gián tiếp bộc lộ tâm trạng đau khổ, bất an của nàng Kiều lúc phải li biệt với gia đình để bán mình cho Mã Giám Sinh.

b

Điệp thanh trắc: Thấp chí khí uất (sắc)

Điệp thanh bằng: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Gợi cảm giác về sự uất ức của một người tài cao. Câu: giang hồ mê chơi quên quê hương.

Gợi cảm giác thanh bình của làng quê trong tâm trí của người giang hồ.

c

Điệp vần “i” (đi, di), “a” (ta, cả, ca)

Câu thơ chủ yếu Tạo ra sự tôn kính, thể hiện sự xót thương

d

Gieo vần "an” và điệp vần "ương” (đường - dương - sương), điệp vần "ăng” (trắng - nắng).

Sử dụng chủ yếu là vần bằng (Hai câu thơ mười bốn chữ có tới mười thanh bằng) nhưng không gợi cảm giác buồn như vẫn thường có mà kết hợp với các thanh trắc, cùng với những âm mở, khiến cho ta cảm nhận được niềm hân hoan trong cảm xúc của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên đẹp và mới lạ của nước bạn