Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ Quê hương? Vì sao? Chỉ ra điểm giống và khác nhau nổi bật nhất giữa bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài mà em biết.
Đọc kỹ bài thơ đưa ra lý giải phù hợp về hình ảnh em thích nhất. So sánh điểm giống và khác nhau của bài thơ Quê hương với một bài thơ khác viết cùng đề tài
Cách 1
- Em thích nhất là hình ảnh “cái mùi nồng mặn” bởi đó là mùi mồ hôi của những người dân làng biển. Ngoài ra đó còn là mùi của nắng, của gió. Tất cả đã tạo nên một thứ mùi đặc trưng của làng chài nơi đây. Và hơn hết nó còn được cảm nhận bằng tấm lòng thương nhớ của người con xa quê.
- So sánh với bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân
Quê hương - Tế Hanh |
Quê hương - Đỗ Trung Quân |
|
Giống nhau |
- Cùng viết về đề tài quê hương với một tình cảm gắn bó sâu sắc. |
|
Advertisements (Quảng cáo) Khác nhau |
- Quê hương là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, dân làng sống bằng nghề chài lưới. - Nỗi nhớ quê hương nồng nàn, da diết được thốt ra từ trái tim của một người con xa quê. |
- Quê hương là nơi gắn liền với những gì dân dã, mộc mạc: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều, con đò nhỏ, cầu tre, … - Lời khuyên, nhắn nhủ sâu sắc đến mọi người hãy luôn nhớ về nguồn cội, dù đi đâu cũng phải luôn khắc ghi bởi quê hương đã nuôi dưỡng, giáo dục ta nên người. |
Cách 2:
- Em thích nhất là hình ảnh “cái mùi nồng mặn” bởi đó là mùi mồ hôi của những người dân làng biển. Ngoài ra đó còn là mùi của nắng, của gió. Tất cả đã tạo nên một thứ mùi đặc trưng của làng chài nơi đây. Và hơn hết nó còn được cảm nhận bằng tấm lòng thương nhớ của người con xa quê.
- So sánh với bài thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân
Giống nhau: Cùng viết về đề tài quê hương với một tình cảm gắn bó sâu sắc.
Khác nhau:
- Quê hương - Tế Hanh là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, dân làng sống bằng nghề chài lưới.
- Nỗi nhớ quê hương nồng nàn, da diết được thốt ra từ trái tim của một người con xa quê.
- Lời khuyên, nhắn nhủ sâu sắc đến mọi người hãy luôn nhớ về nguồn cội, dù đi đâu cũng phải luôn khắc ghi bởi quê hương đã nuôi dưỡng, giáo dục ta nên người.