Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:
a) Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
Tìm hiểu ngoài SGK, đọc kĩ chú thích trong tác phẩm
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 1
a, Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.
b, Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn (265- 419) là người rất thích rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Sơn Ðào, Hướng Tú và Vương Nhương, thường gọi là "Trúc lâm” thất hiền” (bảy người hiền trong rừng trúc). Nguyễn Tịch lại còn có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng. Thái độ đãi nhân tiếp vật như thế kể cũng không hay ho gì. Nhưng dần về sau, người ta dùng chữ "mắt xanh” để chỉ sự bằng lòng, vừa ý. Cũng như câu hỏi của Từ Hải "mắt xanh chẳng để ai vào có không” tức là nàng chưa tiếp ai bằng mắt xanh, có nghĩa là nàng chưa thấy ai là người vừa ý vừa lòng phải không?
Cách 2:
a) “Bể dâu” – Điển tích, Theo sách Thần tiên truyện, thời Đông Hán, có ông Vương Phương Bình thông minh học giỏi, thi đỗ cao và được bổ làm quan đến chức Trung tán đại phu. Nhưng ông sớm từ quan để tu tiên học đạo. Khi đắc đạo, Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh, cho sứ giả mời tiên nữ Ma Cô (vị thọ tiên trong thần thoại Trung Hoa) đến để hỏi về thời gian cách biệt. Ma Cô tiên nữ trả lời rằng: “Từ khi biết ông đến nay, đã thấy ba lần biển xanh biến thành ruộng dâu”. Cuộc bể dâu mà Nguyễn Du trải qua đây không phải là ảo giác mà là sự thật rành rành trước mắt. Đó là hình ảnh của xã hội với sự thay đổi nhanh chóng không thể ngờ của nó mà Nguyễn Du đã chứng kiến. Chính vì thế, nhưng điều trông thấy đã làm cho nhà thơ đau đớn lòng. Tâm can tác giả quặn thắt, đau xót vô cùng trước những hình ảnh diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Nhà thơ chua xót và thông cảm với những kiếp người cơ cực trong xã hội bấy giờ.
b) “Mắt xanh” – Điển cố, “mắt xanh: Chữ Hán là “thanh nhãn”. Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn thẳng nên để lộ tròng mắt xanh, khi tiếp người mình ghét thì nhìn nghiêng (lườm) mà để lộ tròng mắt trắng. ”Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?” chỉ người con gái được nhiều người đàn ông tìm đến hỏi cưới, nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô gái ấy.