Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Cánh diều Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 39 Văn 9 Cánh diều: Cảnh...

Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 39 Văn 9 Cánh diều: Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng? Đọc kĩ văn bản...

Đọc kĩ văn bản, sử dụng thao tác so sánh. Giải chi tiết Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 39 SGK Văn 9 Cánh diều - Cảnh ngày xuân.

Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh vật buổi sáng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, sử dụng thao tác so sánh

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Cảnh vật buổi sáng được miêu tả với những vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, niềm vui, sự rộn ràng, náo nức. Ngược lại, cảnh vật buổi chiều cũng đẹp nhưng lại là vẻ đẹp trầm buồn, nao nao, mất đi cái háo hức tươi vui lúc sáng. Lí do là bởi sự ảnh hưởng của lòng người khi mới bắt đầu ngày lễ hội và khi đã kết thúc.

Cách 2:

Advertisements (Quảng cáo)

- Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người

- “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng

- “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về

- Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc

⇒ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình ⇒ Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.

Cách 3:

Cảnh vật buổi sáng được miêu tả với những vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, niềm vui, sự rộn ràng, náo nức còn cảnh vật buổi chiều cũng đẹp nhưng lại là vẻ đẹp trầm buồn, nao nao