Nêu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và làm rõ hiệu quả của chúng.
Xác định biện pháp tu từ trong bài và nêu tác dụng
Cách 1
- Khổ 1:
+ Điệp ngữ “một bếp lửa „ được nhắc lại hai lần gợi hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gần gũi trong mỗi gia đình Việt Nam
+ Ẩn dụ “nắng mưa „ gợi những gian khó, vất vả của cuộc đời bà
- Khổ 3:
+ Điệp từ “tu hú „ lặp lại 4 lần gợi không gian đồng quê mông mông nhưng buồn vắng, gợi những kỉ niệm bên bà.
Advertisements (Quảng cáo)
- Khổ 5:
+ Hình ảnh ẩn dụ ngọn lửa: tượng trưng cho ánh sáng, tình yêu trong lòng bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa, bà còn là người giữ lửa, truyền lửa.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa „ gợi ý nghĩa của sự sống dai dẳng, bất diệt của niềm tin, của tình yêu bà dành cho cháu.
+ Điệp từ "nhóm” được nhắc lại 4 lần. Từ "nhóm” vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.
- Nghĩa thực: nhóm là hành động đun nấu thức ăn.
- Nghĩa ẩn dụ: bà nhóm lên tình yêu, truyền hơi ấm, khởi dậy những kí ức tuổi thơ trong cháu.
Cách 2:
- Cụm từ “một bếp lửa” lặp lại hai lần.
=> Cụm từ được đặt ở đầu hai dòng thơ mang đến âm hưởng ngân vang, sâu lắng và nhấn mạnh rằng hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa đặc biệt, luôn khắc sâu trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
- Điệp từ “trăm”, “có” kết hợp cùng thủ pháp liệt kê.
=> Nhằm diễn tả sự thay đổi, tìm thấy những niềm vui mới của người cháu. Thế nhưng, giữa thế giới bộn bề rộng lớn, cháu vẫn không bao giờ quên đi hình ảnh bà gắn với bếp lửa, những kỉ niệm thời sống bên bà, từng bài học mà bà dạy dỗ...
- …