Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 17 Văn 9...

Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 17 Văn 9 Chân trời sáng tạo: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản Đọc kĩ văn bản...

Đọc kĩ văn bản. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 17 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo - Bếp lửa.

Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Mạch cảm xúc của bài thơ rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm: hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với bao vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu; từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà; cuối cùng, người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về bà.

- Nhà thơ Bằng Việt lúc này đang ở xa quê hương, sinh sống và học tập tại nước ngoài. Mỗi buổi dậy sớm đi học, Bằng Việt hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.

Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt nhớ lại thói quen bao nhiêu năm của bà; những kỷ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ lần lần hiện lại, từ những năm nhà còn nhỏ xíu, đi tản cư kháng chiến, rồi xa hơn nữa, là thời cả gia đình ông từ Huế đi ra Bắc trên chuyến tàu gần như cuối cùng trước thời tiêu thổ kháng chiến.

? Tất cả những điều đó đã gợi cảm hứng cho nhà thơ Bằng Việt viết nên bài thơ “Bếp lửa”.

Cách 2:

- Mạch cảm xúc của văn bản: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.

- Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Tình cảm yêu thương của người cháu đối với người bà tần tảo, hi sinh vì gia đình.